Hết bệnh, cựu cán bộ Viện 108 miệt mài nghiên cứu về thực dưỡng

(PLO) - Câu chuyện chiến thắng tử thần ung thư của vợ chồng anh Dương (đã đăng ở CCPL số 458) không phải là trường hợp duy nhất và đầu tiên ở Việt Nam. Ngay từ năm 1983, có người đã chữa bệnh thành công nhờ phương pháp này. Đó là ông Nguyễn Minh Tuấn (72 tuổi), cựu cán bộ Viện 108, con trai của  Viện trưởng Viện Quân y 108 thời kỳ những năm 60. 
Ông Tuấn say sưa nói về phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh
Ông Tuấn say sưa nói về phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh

Từ việc tự chữa bệnh cho mình, ông Tuấn đã nghiên cứu rất kỹ phương pháp thực dưỡng Ohsawa. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông để đi tìm những lý giải khoa học cho cách trị bệnh này. 

Nhịn ăn để thay đổi 'môi trường' máu

Bằng cách nào mà từ những năm 1980 ông đã biết đến phương pháp nhịn ăn và thực dưỡng này?

Tôi phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, 2 khối u khá to ở phổi. Tôi công tác trong Viện 108 nên được tạo mọi điều kiện để chữa trị. Nhưng trong quá trình điều trị, chínhchủ nhiệm khoa Đông y của Viện 108 đã… mở đường cho tôi đến với nhịn ăn và thực dưỡng. Khi đó, tôi chỉcó được rất ít tài liệu nhưng không hiểu sao tôi lại có niềm tin mãnh liệt vào phương pháp này. Và tôi quyết định đi theo.

Chắc hẳn ông đã gặp rất nhiều ngăn cản?

Tất nhiên rồi. Đến tận bây giờ vẫn còn nhiều chuyên gia y tế dinh dưỡng cho rằng nhịn ăn và ăn gạo lứt muối mè là phương pháp bịp bợm phản khoa học thì ngày ấy, cách đây hơn 30 năm làm gì có ai đồng tình với mình. Nhưng tôi cương quyết xin ra viện về nhà tự chữa bệnh.  

Tôi ra viện ngày 20/8/1983. Giấy ra viện còn ghi rất rõ ràng: “U thùy trên phổi phải. Đã thuyết phục bệnh nhân điều trị nhưng bệnh nhân không chịu sử dụng thuốc men cũng như thực hiện các xét nghiệm theo dõi và điều trị. Bệnh nhân thiết tha làm đơn xin ra viện để tự điều trị và chịu trách nhiệm với bệnh tật”. 

Các bác sĩ buộc phải viết như thế vì đúng là họ đã thuyết phục tôi rất nhiều. Nhưng tôi vẫn quyết chọn đi theo con đường ở Việt Nam chưa ai đi dù trên thế giới đã khá phổ biến ở thời điểm ấy. 

Bố ông từng là Viện trưởng Viện Quân Y 108, sau này là Giám đốc Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng vẫn đồng ý cho ông đi theo phương pháp kỳ lạ này sao?

Khi phát hiện ra tôi bịbệnh, sự lựa chọn đương nhiên là theo Tây y. Nhưng khi tôi từ chối thì bố tôi cũng vẫn tôn trọng sự lựa chọn của tôi. Ông không tin đâu nhưng cũng không can thiệp mạnh. Tôi ăn 100% gạo lứt muối vừng nhưng chỉ ăn ngày 2 bữa sáng và trưa, bữa tối nhịn, ngày Chủ nhật thì tuyệt thực. Lúc đó, tôi còn đi làm ở bệnh viện nên không thể nhịn ăn dài. 

Sau 4 tháng, tôi giảm 25kg. Thấy sức khỏe của tôi quá suy sụp, bệnh viện đánh xe về tận nhà, bắt tôi phải vào viện điều trị.Tôi buộc phải chấp hành mệnh lệnh nhưng ở viện, tôi kiên quyết không uống một viên thuốc nào, không làm xét nghiệm sinh thiết, chỉ chấp nhận chụp phim hai lá phổi. 

Kết quả chụp X-quang cho thấy, khối u to như quả trứng gà trong phổi tôi đã biến mất hoàn toàn. Các bác sĩ rất ngạc nhiên. Bố tôi đến bệnh viện xem phim cũng thấy sửng sốt. Dù trong long rất vui mừng vì con trai đã cách ngưỡng tử thần khá xa nhưng ông vẫn giữ im lặng. Người nhà ai cũng mừng vui, chỉ có tôi hiểu rằng, tôi mới chỉ cắt được ngọn cây còn cái gốc mới đáng sợ. Chữa được bệnh từ gốc mới được hiểu là đã khỏi bệnh.

Ông đã có những lý giải gì khi kiên quyết chọn phương pháp nhịn ăn và thực dưỡng này? 

Thực ra để hiểu phương pháp này rất đơn giản. Ví dụ một cái cây không tưới nước, bón phân sẽ không thể xanh tươi.Con vật cũng tương tự, không có thức ăn nó sẽ còi cọc, không thể lớn được. Và con người cũng vậy. Không ai có thể sống nếu không có ăn, có uống. Từ nguyên lý đơn giản, ta có thể hiểu rằng, bệnh tật không được nuôi dưỡng, bệnh tật cũng sẽ chết đi. Con vi trùng cũng tương tự. Tất cả các thực vật, động vật, bệnh tật nào cũng sẽ chết đi khi không được cung cấp dinh dưỡng. 

Do đó, khi tiến hành nhịn ăn là gần như ta thay toàn bộ nguyên liệu máu trong cơ thể,tiêu diệt vi trùng và bệnh tật bởimáu bệnh tật là máu đục, máu xấu, là môi trường tốt để bệnh tật, vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu chúng ta tiến hành thay máu và cung cấp lượng thức ăn thanh đạm cho cơ thể là giữ cho môi trường máu của cơ thể luôn ở trạng thái vô trùng. Ăn gạo lứt muối vừng rất thanh đạm. Sau khi nhịn ăn và ăn lại, máu của cơ thể đã thay đổi toàn bộ. Lúc này, trong cơ thể con người hoàn toàn là môi trường vô khuẩn, do đó, vi khuẩn, khổi u không có đất để sinh sống. 

Đó là lý do vì sao tôi chưa thực sự vui mừng khi biết khối u của mình biến mất. Vì mới chỉ là thay đổi môi trường máu để vi khuẩn, khối u không còn đất sống. Nhưng duy trì chúng ra sao để không thể có điều kiện cho các khối u tái phát mới là điều quan trọng. Và tôi đã thực hiện việc ăn gạo lứt muối vừng hơn 30 năm nay, luôn giữ cơ thể thanh đạm. Bạn thấy đấy, tôi vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, vẫn nói chuyện rất cụ thể rõ ràng với bạn và có những kiến giải khoa học về phương pháp này. 

Có thể xảy ra việc chết vì đói trước khi chết vì ung thư?

Ông có thể nói rõ hơn cách thực hiện phương pháp này? Và những đối tượng nào có thể áp dụng?

 - Tất cả mọi người đều có thể áp dụng phương pháp này nhưng cũng giống như tây y, phải điều trị sớm mới mang đến hiệu quả. Nếu bạn đã đến rất muộn, không đủ thời gian để điều trị thì cũng không thể cứu được. Trước khi nhịn ăn phải tiến hành rửa ruột bằng việc ăn cháo loãng. Ngày đầu tiên ăn cháo thật loãng, mỗi bữa ăn 3 bát. Ngày thứ 2 giảm đi một nửa lượng cháo so với ngày đầu tiên, ngày thứ 3 chỉ uống nước cháo loãng.

Chúng ta phải đảm bảo để làm sao phân không còn trong cơ thể rồi mới bắt đầu nhịn ăn. Trong 3 ngày này, ăn thêm 50gram vừng mỗi ngày để tăng sự nhuận tràng. Trong quá trình nhịn ăn không được đưa bất kỳ một loại thức ăn nào vào cơ thể, trừ nước lọc. Thậm chí nước rau luộc cũng không đươc động đến vì trong nước rau luộc cũng vẫn có dinh dưỡng. Kể cả đánh răng cũng chỉ đánh bằng nước lã, không được dùng thuốc đánh răng hoặc pha nước muối để đánh. Khi nhịn ăn đến ngưỡng chúng ta mới bắt đầu ăn lại, bắt đầu từ nước gạo lứt rang rồi cháo loãng và cơm.

Nhưng liệu có thể xảy ra việc người bệnh mất mạng vì nhịn đói quá nhiều ngày trước khi chết vì bệnh ung thư không, thưa ông?

- Chết vì đói ư? Chúng ta đều hiểu rằng chết vì đói chỉ xảy ra khi trong con người không còn chất dinh dưỡng. Tất nhiên còn phụ thuộc vào thể trạng từng người để quyết định nhịn ăn bao nhiêu là đủ. 

Theo phương pháp này, nhịn ăn có 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là nhịn bữa ăn đầu tiên cho đến khi xuất hiện cơn đói, có thể mất khoảng 10-40 ngày. Lúc này sẽ có những dấu hiệu báo hiệu cho thấy đã đến lúc được ăn trở lại bằng những cơn co bóp dạ dày. Nếu người nhịn ăn không nhận ra dấu hiệu này, tiếp tục nhịn ăn thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, tôi vẫn thường đồng hành cùng các bệnh nhân trong suốt quá trình nhịn ăn. 

Điều đặc biệt cần nhắc nhở bệnh nhân nhịn ăn là khi ăn lại tất cả phải nhai thật kỹ. Mỗi miếng cơm phải nhai ít nhất 100 lần. Nhai như vậy không phải để người bệnh dễ nuốt mà là một hoạt động kích thích tiết nước bọt, để thực phẩm ngấm vào thành dạ dày hiệu quả nhất và tạo khả năng hấp thu tối đa, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. 

Hiện giờ, sau 30 năm thực hiện phương pháp thực dưỡng để chữa ung thư, tôi vẫn thi thoảng ăn thịt cá nhưng chỉ ăn một lượng rất nhỏ, chỉ bằng khoảng 10% lượng thức ăn đưa vào cơ thể thôi. Có thể ăn 1-2 lần/tuần. 

Được biết ông đã tiến hành hướng dẫn, điều trị cho người bệnh hơn 30 năm nay. Ông có ý kiến gì về việc nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng đây là phương pháp phản khoa học? 

Tôi làm bằng cái tâm của mình. Tôi không lấy tiến của họ dù tôi đến tận nhà người bệnh để hướng dẫn điều trị. Tiếc là cho đến tận bây giờ, phương pháp này vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam dù đã có rất nhiều người khỏi bệnh. 

Năm 2007, Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức một hội thảo về thực dưỡng. Tôi đã được mời trình bày tại hội thảo này. Tất nhiên trong hội thảo có nhiều người phản đối, cho rằng đây là bịp bợm nhưng cũng có người cho rằng cần phải nghiên cứu cụ thể, rõ ràng hơn dựa trên những thông tin và bằng chứng cụ thể về những người đã chữa được ung thư thông qua các bệnh án mà tôi cùng với một bác sĩ ở Viện Nhi mang đến trình bày. 

Còn các nhà khoa học nói thế thực sự là phiến diện bởi phương pháp này có những lý giải rất khoa học mà tôi đã nói ở trên. Và các nhà khoa học cũng đã có những phân tích rất cụ thể về dinh dưỡng của gạo lứt. Cụ thể lớp cùi gạo lứt chứa 120 chất chống oxy hóa như CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic, SOD, các tocopherol và tocotrienol, IP6, glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene...

Do đó, gạo lứt có tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, hỗ trợ điều trị ung thư. IP6 chứa trong gạo lứt là hoạt tính chống ung thư cực mạnh, đặc biệt giúp ngăn ngừa tế bào ung thư ở gan, ruột.

Muối vừng (muối phải ở dạng thô, chưa tinh chế mới giữ được khoáng chất cơ thể cần) chứa một lượng lớn canxi, sắt, các chất dinh dưỡng khác và là nguồn dầu thực vật tuyệt vời không có khả năng sinh ra cholesterol khi ở dạng nguyên lứt.

Tôi xin khẳngđịnh rằngđây không phải là một phương pháp mê tín hay phản khoa học như nhiều người nghĩ nhưng đểđiều trị bệnh thành công cần sự quyết tâm và kiên trì rất lớn.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Đọc thêm