Chất béo từ lâu được nhiều phương tiện truyền thông nhắc đến với khái niệm tiêu cực, và vì vậy khiến nhiều người coi chất béo là thứ có hại cho sức khỏe. Thế nhưng, thiếu chất béo trong chế độ ăn uống có liên quan đến một số bệnh như ung thư, tiểu đường và các vấn đề tim mạch.
Sau đây là những tác hại nếu bạn không cung cấp lượng chất béo phù hợp cho cơ thể :
1. Thiếu hụt năng lượng
Với cơ thể con người năng lượng luôn là nguồn “tài nguyên” vô giá vì thiếu năng lượng sẽ gây nên cảm giác uể oải, mệt mỏi. Là “thủ phạm” khiến bạn khó tập trung và hạn chế sức sáng tạo, gây nên tình trạng làm việc hoặc lao động kém năng suất.
2. Thường xuyên bị lạnh
Chất béo giúp cơ thể duy trì nhiệt độ và bảo vệ nội tạng. Người có lượng mỡ quá thấp luôn cảm thấy bị lạnh. Từ đó, bạn đã hiểu lý do vì sao vào mùa đông những người béo thương không cảm thấy lạnh như người gầy, họ thường mặc mát mẻ hơn.
3. Nồng độ testosterone giảm
Khi thiếu mỡ, nồng độ testosterone của nam giới cũng sẽ giảm xuống. Thông qua chuỗi dấu hiệu trong não, nồng độ leptin "báo" để sản xuất ít testosterone hơn
4. Tinh trùng ít đi
Nồng độ leptin và testosterone thấp gây ra suy sinh dục hoặc suy sinh dục thứ cấp, hệ thống sinh sản không còn hoạt động tốt. Cơ thể thiếu mỡ đi vào tình trạng "báo động để sinh tồn" và không còn khả năng sinh sản. Sản xuất tinh trùng của đàn ông sẽ thấp đi đáng kể.
5. Dễ bị bệnh
Chất béo và năng lượng quá thấp khiến nồng độ cortisol tăng lên, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh.
6. Hay mất tập trung
Sự vất vả để ăn kiêng, giữ cân và mức độ mỡ trong não ít ỏi làm bạn luôn ở tâm trạng xấu. Mỡ rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu axít béo cần thiết khiến não bạn "khát" năng lượng, gây ra bực dọc và tâm trạng thất thường.
7. Da xấu đi
Bạn có ngạc nhiên không khi chất béo cũng ảnh hưởng trực tiếp tới làn da?
Mỡ trong chế độ ăn và cơ thể rất quan trọng để có làn da khỏe mạnh. Và khi ăn kiêng, người bình thường cũng ít ăn tinh bột để lưu trữ nước, khiến cơ thể mất nước, làm da xấu đi.
Đó là lý do vì sao bạn hay nhìn thấy người béo có làn da căng mọng và đẹp hơn người gầy.
8. Thiếu hụt vitamin
Vitamin và chất béo có mối liên quan ràng buộc khăng khít với nhau.
Chất béo trong thực phẩm chính là chất xúc tác để giúp hòa tan các loại vitamin, đặc biệt là những vitamin cần có môi trường chất béo để phát huy tác dụng như vitamin A, D, E và K. Các vitamin quan trọng này hầu hết cư ngụ trong gan và các tế bào chất béo rất quan trọng với chức năng của cơ thể trong quá trình phát triển, tăng trưởng, miễn dịch, chống đông máu…
Vậy nên nếu trong chế độ ăn uống của bạn thiếu hụt chất béo thì lượng vitamin được thu nạp vào cơ thể sẽ lại bị bài tiết ra bên ngoài và như vậy bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin.
9. Tăng nguy cơ ung thư
Ung thu ruột, ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt đều có thể khởi nguồn từ nguyên nhân thiếu hụt axit béo trong cơ thể.
10. Gây mất cân bằng dinh dưỡng
Với chế độ ăn uống quá khắt khe với hàm lượng chất béo thì cơ thể bạn sẽ có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, gây nên nhiều rắc rối với sức khỏe, đặc biệt kích thích cơ thể thu nạp nhiều thực phẩm giàu protein hay tinh bột.
Một chế độ ăn uống quá giàu tinh bột sẽ gây nên tiểu đường, gây ảnh hưởng đến vị giác…rất bất lợi cho sức khỏe. Đó là chưa kể đến những điểm trừ của nó với thận và gan.
Chất béo bảo vệ gan khỏi các chất độc hại như rượu và ma túy. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó giúp loại bỏ mỡ ra khỏi gan. Vì vậy, chất béo là một chất dinh dưỡng cần thiết cho việc duy trì sức khỏe gan tốt.
11.Vấn đề tim mạch
Chất béo là một phần không thể tách rời của hệ thần kinh. Chúng được sử dụng như là sứ giả ảnh hưởng đến tiêu hóa, sự giải phóng insulin và nhiều hơn nữa. Chất béo được sử dụng bởi hệ thần kinh để sản xuất kích thích tố.
12. Hệ thần kinh bị ảnh hưởng
Nếu không ăn đủ chất béo, bạn sẽ ngăn cản hệ thần kinh từ hoạt động hiệu quả và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đó là lý do vì sao bạn cần phải tiêu thụ đủ lượng chất béo để duy trì chức năng hệ thần kinh tối ưu.
Chất béo được sử dụng như là các khối xây dựng cho thành tế bào mạnh. Khoảng 50% thành tế bào được xây dựng từ chất béo. Chất béo không chỉ giúp tế bào khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa “các vật ngoại lai” xâm nhập vào các tế bào.