Theo đó, khi dán “hình xăm” lên da, ví dụ ở cánh tay, người dùng có thể chạm, quét nó như đối với màn hình để bật, tắt các ứng dụng, tăng, giảm âm lượng.
Lúc này, mạch điện được kết nối với một con chip rất nhỏ có thể truyền tín hiệu Bluetooth không dây tới thiết bị di động.
“Hình xăm” này cũng phản ứng ứng với nhiệt độ cơ thể, sáng lên hoặc đổi màu khi da người nóng lên. Nếu thêm một con chip NFC, người dùng có thể dùng điện thoại chạm vào da để đọc thông tin hoặc kích hoạt một tính năng nào đó.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu cố gắng tạo ra một "màn hình cảm ứng" trên làn da con người. Năm 2010 một sinh viên ĐH Carnegie Mellon cũng phối hợp với các nhà nghiên cứu của Microsoft để đưa ra một sản phẩm tương tự có tên là Skinput. Tuy nhiên, Skinput hoạt động theo kiểu chiếu một màn hình trên da và tương tác, giải pháp này đắt đỏ và khó hơn nhiều so với giải pháp hình xăm thông minh.
Sản phẩm này nghe khá hấp dẫn bởi những họa tiết hình xăm trông khá "cute", có thể dành cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Hơn thế nữa là nó có thể được thay thế khá dễ dàng và kinh tế.