Tuy nhiên, khi Trung tâm Chính trị - Hành chính của tỉnh Hòa Bình đang trong quá trình hoàn thiện để đưa vào sử dụng, do ảnh hưởng của mưa bão, đồi Ông Tượng đã liên tiếp xảy ra sự cố sạt trượt, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của công trình này và các hộ dân trong khu vực.
|
Trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Hòa Bình đang phải tạm dừng thi công do sạt lở đất đồi ông Tượng phía sau |
Cụ thể, hiện tượng sạt trượt bắt đầu xuất hiện sau cơn bão số 3 - năm 2017. Đến tháng 10/2017, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tình trạng sạt trượt trở nên nghiêm trọng hơn ở phía sau cả ba trụ sở. Trong đó, phía trên đỉnh mái taluy sau trụ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã có hiện tượng sạt trượt, chuyển vị trí kè bê tông cốt thép. Đặc biệt, tuyến đường số 4 trong dự án Trung tâm Chính trị - Hành chính đã bị sụt nền đường, bong gãy mặt đường bê tông, chuyển vị trí đường ống thoát nước. Theo ước tính, riêng các hạng mục thuộc trụ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh bị thiệt hại 1,2 tỷ đồng.
Đến nay, trụ sở Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hòa Bình đã được đưa vào sử dụng còn trụ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh vẫn đang tạm dừng thi công để đảm bảo an toàn.
|
Theo tìm hiểu của PV, trên đỉnh đồi của khu vực xảy ra sạt lở là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà máy nước của thành phố, cách đó không xa là Thủy điện Hòa Bình. Được biết, đồi Ông Tượng là khu vực có địa chất phức tạp và đã từng có hiện tượng sạt lở xảy ra từ nhiều năm trước nhưng không hiểu vì sao tỉnh Hòa Bình vẫn đưa vào quy hoạch để xây dựng TT Chính trị - Hành chính tỉnh Hòa Bình tại đây?
Theo quan sát của PV, sườn đồi phía trên Trung tâm Chính trị - hành chính tỉnh Hòa Bình bị sạt trượt rất nhiều. Những khối đất khổng lồ trượt xuống tạo ra những vết nứt dài hàng chục mét, rộng hơn gang tay. Nhiều đoạn đường bê tông bị sụt nền xuống hơn 1m. Điều đáng nói, từ nơi xuất hiện các vết nứt này đi xuống trụ sở Tỉnh ủy và UBND tỉnh chỉ khoảng 200m. Để ngăn nước mưa chảy vào các vết nứt trên đồi, các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đã dùng hàng chục tấm bạt có diện tích lớn để phủ lên các vết nứt. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời.
|
Đồi Ông Tượng là khu vực có địa chất phức tạp và đã từng có hiện tượng sạt lở xảy ra nhưng không hiểu vì sao tỉnh Hòa Bình vẫn đưa vào quy hoạch để xây dựng TT Chính trị - Hành chính tỉnh Hòa Bình tại đây? |
|
|
Nhằm khắc phục sự cố, UBND tỉnh Hòa Bình đã thành lập Tổ chuyên gia để đánh giá tình trạng sạt lở và tìm biện pháp xử lý tổng thể nhằm đảm bảo ổn định lâu dài khu vực phía đông đồi Ông Tượng và một số khu dân cư bị sạt lở. Nhưng theo đánh giá ban đầu của Tổ chuyên gia, để khắc phục sự cố sạt lở và xây dựng kè bê tông bảo vệ được khu Trung tâm Chính trị - Hành chính của tỉnh phải tiêu tốn thêm nhiều tỷ đồng.
Đại diện Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình cho biết, về tình hình thiệt hại, nguồn vốn đầu tư, UBND tỉnh có tổng hợp và báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết.
Tuy nhiên, vấn đề tại sao tỉnh Hòa Bình chọn địa điểm trên để xây dựng trụ sở không thuộc phạm vi quản lí của chủ đầu tư là Văn phòng HĐND, mà thuộc UBND tỉnh với sự quản lý, tham mưu của các cơ quan chuyên ngành cấp dưới trong lĩnh vực quy hoạch.
|
Để ngăn nước mưa chảy vào các vết nứt trên đồi, các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đã dùng hàng chục tấm bạt có diện tích lớn để phủ lên các vết nứt. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời. |
|
Kết thúc thanh tra, Thanh tra Chính phủ khẳng định những sai phạm tại các dự án tại Hoà Bình thuộc trách nhiệm của Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2004-2014, các sở Tài Chính, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng và chủ đầu tư. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi về ngân sách khoản tiền sai phạm 255 tỉ đồng, trong đó thu hồi tiền sai phạm ở các dự án về quản lý sử dụng đất số tiền 205 tỉ đồng, thực hiện việc giảm trừ khi thanh quyết toán tại 5 dự án đầu tư xây dựng với khoản tiền 49,5 tỉ đồng.
Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin sự việc tới bạn đọc./