Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 23/2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động…
Địa bàn chia tách, sát nhập… áp dụng ra sao?
Từ ngày 31/10/2011, để phân biệt từng địa bàn khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong một số trường hợp cụ thể, Thông tư quy định: Nếu địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách; trường hợp địa bàn được thành lập mới từ các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp thành lập thành phố trực thuộc tỉnh từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với địa bàn thuộc vùng III. Theo đánh giá, việc áp dụng theo nguyên tắc này sẽ có lợi cho người lao động
Cũng theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH, doanh nghiệp (DN) hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. DN có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì DN hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất đó thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất có các phân khu nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì DN hoạt động trong phân khu nằm trên địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
Không được xóa, giảm các chế độ tiền lương
Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động, nhưng mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Mức tiền lương thấp nhất phải trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Những lao động sau đây được coi là đã qua học nghề: Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 24/11/1993; người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục; người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài; người đã được DN đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được DN kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Đáng chú ý, khi áp dụng các quy định tại Thông tư này, DN không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Vân Thanh
Địa bàn chia tách, sát nhập… áp dụng ra sao?
Từ ngày 31/10/2011, để phân biệt từng địa bàn khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong một số trường hợp cụ thể, Thông tư quy định: Nếu địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách; trường hợp địa bàn được thành lập mới từ các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp thành lập thành phố trực thuộc tỉnh từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với địa bàn thuộc vùng III. Theo đánh giá, việc áp dụng theo nguyên tắc này sẽ có lợi cho người lao động
Cũng theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH, doanh nghiệp (DN) hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. DN có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì DN hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất đó thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất có các phân khu nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì DN hoạt động trong phân khu nằm trên địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
Không được xóa, giảm các chế độ tiền lương
Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động, nhưng mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Mức tiền lương thấp nhất phải trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Những lao động sau đây được coi là đã qua học nghề: Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 24/11/1993; người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục; người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài; người đã được DN đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được DN kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Đáng chú ý, khi áp dụng các quy định tại Thông tư này, DN không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Vân Thanh