Kháng sinh - dừng ngay khi chưa muộn

(PLO) - Thuốc kháng sinh có thể nhanh chóng chấm dứt cơn bệnh, nhưng thuốc kháng sinh cũng mang lại những tác hại khôn lường.
Kháng sinh - dừng ngay khi chưa muộn

Những nguy cơ khôn lường

Kháng sinh là nhóm thuốc xếp "đầu bảng" chiếm tới hơn 50% tổng số các thuốc có khả năng gây dị ứng. Các thuốc kháng sinh có tỷ lệ gây dị ứng cao là penicilin, ampicillin, streptomicine, sulfonamide. Dị ứng kháng sinh rất đa dạng. Mức độ dị ứng tuỳ theo loại và mức độ nghiêm trọng của phản ứng và cơ quan bị ảnh hưởng.

Phần lớn những phản ứng đối với kháng sinh thường gặp là ban sẩn trên da, nổi mày đay và ngứa. Những trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây tử vong.

Mối nguy cơ lớn nhất khi dùng kháng sinh là nhiễm độc thận. Bởi việc chuyển hóa được thải trừ qua thận. Các hoạt chất từ kháng sinh có thể gây nhiễm độc ống thận, gây bệnh ở ống thận - mô kẽ do miễn dịch - dị ứng, gây suy thận cấp do giảm lưu lượng máu đến thận

Ngoài ra, khi suy thận mạn thì chức năng thận kém, độ lọc của cầu thận giảm làm cho kháng sinh sẽ tích liều gây độc thêm cho thận và gây ra các tác hại ở các cơ quan khác.

Kháng sinh cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với gan, các tế bào máu , thần kinh thính giác , xương răng…

Nếu sử dụng kháng sinh vượt quá liều lượng khuyến cáo. có thể làm thay đổi vi khuẩn hoặc virus. Điều này sẽ khiến cơ thể không thể kháng lại chúng. Các vi khuẩn sẽ đòi hỏi liều thuốc cao hơn hoặc mạnh hơn. Cơ chế này sẽ khiến vi khuẩn dần dần “tăng cường sức mạnh”, kháng được cả những loại kháng sinh mạnh nhất.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế kháng sinh không được sử dụng một cách tùy tiện. Không nên thấy hết triệu chứng thì dừng thuốc. Mỗi loại kháng sinh có liều lượng và thời hạn sử dụng nhất định. Thông thường, việc điều trị kháng sinh sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Nếu uống không đủ liều sẽ khiến vi khuẩn kháng thuốc, bệnh bệnh trầm trọng hơn ở những lần mắc sau đó.

Đi cũng với việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại, kháng sinh cũng diệt luôn cả những vi khẩn có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, ác vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ bị kháng sinh tiêu diệt đầu tiên. Đây là một mối nguy hiểm lớn đối với các hoạt động lành mạnh của cơ thể.

Hệ quả nhãn tiền của việc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể chính là bệnh tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, sẽ dẫn đến việc mất nước, cơ thể mệt mỏi. Sử dụng kháng sinh thường xuyên cũng sẽ gây ra viêm ruột, thậm chí là đau dạ dày.

Đối với trẻ nhỏ, uống nhiều kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh trong điều trị dị ứng sẽ khiến răng của trẻ bị vàng.

Hầu hết trẻ em đều uống nhiều thuốc kháng sinh và đây chính là một nguyên nhân làm vàng răng ở trẻ nhỏ. Thuốc chống rối loạn thần kinh và kháng sinh trị dị ứng làm răng đổi sang màu vàng.

Dừng ngay khi chưa muộn

Trên trang web của khoa Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare Mỹ BS Nguyễn Trí Đoàn, một trong những bác sỹ “không thiện chí” với các toa thuốc dùng kháng sinh – cho biết:

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng (bacteria), không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi (virus). Vì vậy, hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh.

Kháng sinh sử dụng bừa bãi thường gây tác dụng phụ. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.

Theo kinh nghiệm trong việc điều trị trực tiếp cho nhiều trẻ nhỏ, bác sỹ Đoàn cho biết: Những trẻ uống kháng sinh nhiều thì sẽ rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, trong khi những bệnh này thường là do siêu vi và “thuốc” điều trị tốt nhất là thời gian (chờ bệnh tự khỏi). Có nhiều triệu chứng bệnh ở trẻ là phản ứng có lợi để giúp chống lại nhiễm trùng.

Chẳng hạn như chứng ho ở trẻ. Ho không phải là bệnh mà là cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.

Cách hạn chế tác hại của kháng sinh, theo bác sỹ là ngưng sử dụng ngay bây giờ nếu như không cần thiết. Ngưng sử dụng kháng sinh càng sớm thì cơ thể sẽ càng có nhiều thời gian được “huấn luyện” về miễn dịch. Từ đó, sức đề kháng sẽ dần khỏe mạnh trở lại, ít bị những bệnh nhiễm khuẩn hơn hoặc nếu có mắc bệnh thì cũng dễ dàng “lướt” qua bệnh./.

Đọc thêm