Lại chuyện bản chính, bản sao

Nhưng “cuộc chiến” bất phân thắng bại vẫn liên tục diễn ra khi “trời chẳng chịu đất, đất cũng chẳng chịu trời”. Các điều tra viên cũng có cái lý của họ. Theo các luật tố tụng hiện hành, việc giám định tài liệu chỉ có thể thực hiện trên bản chính. Nếu không cho đem bản chính ra ngoài trụ sở chỉ còn cách, mang máy móc đến tận nơi...Mà điều đó thì không thể...

Một lần, có người hỏi tôi: mình dùng sổ hộ khẩu bản sao từ bản chính đi yêu cầu sao lại, vì sao UB phường từ chối?  Lại có một tình huống khác, một anh để quên bằng lái xe máy ở nhà, không may bị cảnh sát giao thông “hỏi thăm”, anh ta chìa ra bằng lái (bản sao có chứng thực) nhưng không được chấp nhận. Người này cự cãi: pháp luật quy định bản sao có chứng thực có giá trị như bản chính.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa cái gì bản sao dù có chứng thực hợp pháp cũng thay được bản chính. Trường hợp yêu cầu sao từ bản sao, Nghị định 79 về chứng thực đã quy định, chỉ được sao từ bản chính. Còn trường hợp bị cảnh sát giao thông giữ xe, đương nhiên về nguyên tắc họ không thể chấp nhận, giống như việc đi cầm cố để vay tiền ở ngân hàng, không ai mang …bản sao sổ đỏ.

Lại còn trường hợp khác cũng gây tranh luận không có hồi ngã ngũ với các tổ chức hành nghề công chứng. Khoản 3 Điều 54 Luật Công chứng quy định: Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm cung cấp bản sao văn bản công chứng và các giấy tờ khác có liên quan. Việc đối chiếu bản sao văn bản công chứng với bản chính chỉ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng nơi đang lưu trữ hồ sơ công chứng. 

“Mấy ông điều tra vào, có cái gì liên quan là các ông đòi hết bản chính, trong khi theo Luật chúng tôi chỉ được cấp bản sao”. Một công chứng viên cho biết. “Thực tế nhiều vụ, điều tra đem hết bản chính đi, rồi không trả lại, hoặc trả nhưng không đầy đủ, công chứng không biết làm thế nào”, người này cho biết thêm.

Nhưng “cuộc chiến” bất phân thắng bại vẫn liên tục diễn ra khi “trời chẳng chịu đất, đất cũng chẳng chịu trời”. Các điều tra viên cũng có cái lý của họ. Theo các luật tố tụng hiện hành, việc giám định tài liệu chỉ có thể thực hiện trên bản chính. Nếu không cho đem bản chính ra ngoài trụ sở chỉ còn cách, mang máy móc đến tận nơi...Mà điều đó thì không thể.

Tại Luật “vênh” hay tại đôi bên cùng “máy móc”, câu hỏi vẫn chưa thể có ngay lời giải đáp, trong khi có Sở Tư pháp đã âm thầm ra văn bản “quán triệt” tổ chức hành nghề công chứng không được cung cấp bản chính, còn ngành Công an thì vẫn nhất định bảo lưu quan điểm của mình.../.

 Việt Hòa

Đọc thêm