Tin giả dễ lan truyền trên không gian mạng
Trong môi trường internet, nội dung nào càng gây sốc, càng giật gân thì càng thu hút sự chú ý của nhiều người. Không ít tài khoản mạng xã hội, đặc biệt là những trang tin không chính thống, sẵn sàng bịa đặt, bóp méo sự thật hoặc thổi phồng thông tin để tạo ra hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ, từ đó tăng lượng người theo dõi và kiếm lợi từ quảng cáo.
Tâm lý đám đông cũng là một yếu tố quan trọng khiến tin giả dễ dàng lan rộng. Khi một thông tin được đăng tải, đặc biệt là các tin tức tiêu cực, một số người dùng chia sẻ mà không kiểm chứng, tạo thành một vòng lặp lan truyền không kiểm soát. Điều này vô tình biến người dùng mạng xã hội trở thành công cụ tiếp tay cho tin giả, dù họ không có chủ ý xấu.
Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các trang tin tức cũng dẫn đến tình trạng thông tin thiếu kiểm chứng hoặc giật tít câu view. Một số trang tin cắt ghép thông tin, khiến cho sự việc đơn giản bị biến thành một vụ bê bối lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người trong cuộc.
Hậu quả lớn nhất của việc lan truyền thông tin sai sự thật chính là tổn hại đến danh dự, uy tín và cuộc sống cá nhân của nạn nhân. Có những người vô tội bỗng nhiên trở thành tâm điểm chỉ trích của cộng đồng mạng chỉ vì một bài đăng không chính xác. Cá biệt có nạn nhân bị tấn công tinh thần nghiêm trọng, dẫn đến trầm cảm hoặc tự tử. Chuyện từng xảy ra ở bệnh viện JT Angel.
Chuyện buồn của CEO Nhã Lê và bệnh viện JT Angel
Theo bà Nhã Lê – CEO bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ JT Angel, trong 3 năm qua, cá nhân bà và tập thể nhân viên bệnh viện trở thành nạn nhân của thực trạng nêu trên. Có cá nhân chưa từng quen biết bà, chưa từng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện JT Angel nhưng đã liên tục công kích, kêu gọi tẩy chay bệnh viện này bằng những thông tin bịa đặt, sai sự thật, chưa được kiểm chứng.
|
Bà Nhã Lê- CEO bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ JT Angle |
Cũng theo bà Nhã Lê, phía bệnh viện JT Angel liên tục có đơn thư gửi đến cơ quan chức năng để đề nghị làm rõ và xác minh một số đối tượng sử dụng mạng xã hội để truyền tải những thông tin sai sự thật. Trong 2 năm qua, trên trang fanpage của bệnh viện xuất hiện nhiều tài khoản đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng, làm nhục bà và cố tình hạ thấp uy tín doanh nghiệp của bà. Những tài khoản này truyền tải thông tin không chính xác, chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh làm rõ nhằm kêu gọi tẩy chay doanh nghiệp. Họ còn thực hiện các cuộc tấn công ồ ạt trên mạng xã hội, đánh dấu sao kém chất lượng trên fanpage, lan truyền thông tin vu khống rằng tên bệnh viện bị thay đổi và bịa đặt về chất lượng dịch vụ y tế.
|
Tập thể bác sỹ, nhân viên bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ JT Angle- nạn nhân của tình trạng bị vu khống trên mạng xã hội |
Chưa dừng lại ở việc tấn công trên fanpage doanh nghiệp, bà Nhã Lê thông tin thêm, một số đối tượng còn lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xúc phạm nhân viên, gây hoang mang trong nội bộ bệnh viện. Cụ thể, ông Trương Thanh Tịnh đã sử dụng hàng loạt tài khoản mạng xã hội để công kích, truyền tải thông tin sai sự thật về bà Lê Thị Hồng Nga – tức bà Nhã Lê, CEO bệnh viện JT Angel.
|
|
|
Xác định ông Trương Thanh Tịnh lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Cơ quan điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam ông này. |
Cơ quan chức năng xác định các bài viết và video do ông Trương Thanh Tịnh (Mr Lee) đăng tải đều là thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cá nhân bà Nhã Lê và bệnh viện JT Angel. Ông Trương Thanh Tịnh đã bị khởi tố và bắt tạm giam vì lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Theo bà Nhã Lê, chỉ vì một thông tin sai lệch về một bác sĩ từng gây tử vong cho bệnh nhân tại bệnh viện khác nhưng đến phỏng vấn xin việc tại bệnh viện JT Angel, mà nhiều kẻ đã đánh tráo khái niệm và quy chụp sai sự thật. Dù sự thật có thể kiểm chứng, nhưng tin giả vẫn lan truyền.
Trường hợp đáng tiếc khác là chị Kh. Ng. – nhân viên chăm sóc khách hàng tại bệnh viện JT Angel. Chị từng có ý định tự tử vì bị tấn công khi livestream bán hàng trên TikTok. Khi tỉnh dậy trong bệnh viện, chị đọc được những tin nhắn độc ác như: "Cô chết chưa để tôi mang hoa đến viếng?" Điều này khiến chị gần như tuyệt vọng.
Không tiếp tay cho hành vi hạ nhục người khác để trục lợi
Trước tình trạng tin giả tràn lan, bà Nhã Lê bày tỏ mong muốn, mỗi cá nhân sử dụng mạng xã hội cần có trách nhiệm với hành vi của mình. Người dùng cần kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ, không nên vội tin vào những bài đăng giật gân. Nếu gặp thông tin sai lệch, hãy báo cáo cơ quan chức năng thay vì chia sẻ.
Các nền tảng mạng xã hội cũng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn để ngăn chặn tin giả, xử lý nghiêm các tài khoản vi phạm. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi tung tin giả, bảo vệ quyền lợi của nạn nhân.
Việc lan truyền tin giả để trục lợi không chỉ gây hại cho cá nhân mà còn làm suy giảm niềm tin vào thông tin trên internet. Chỉ khi mỗi người có ý thức hơn trong việc tiếp nhận và chia sẻ thông tin, chúng ta mới có thể xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh và đáng tin cậy.