Lời nói đầu của Hiến pháp - mục tiêu và chủ thể của việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp

Ban hành hay là sửa đổi Hiến pháp cũng không khác nào như việc chúng ta phải làm và sửa đổi bất cứ một việc gì khác, đều phải có mục tiêu và chủ thể thực hiện. Chính những vấn đề có tính chất cơ bản, hay còn có thể gọi là ABC của mọi sự việc tạo nên sự chính đáng, sự chính danh của sự việc...

Ban hành hay là sửa đổi Hiến pháp cũng không khác nào như việc chúng ta phải làm và sửa đổi bất cứ một việc gì khác, đều phải có mục tiêu và chủ thể thực hiện. Chính những vấn đề có tính chất cơ bản, hay còn có thể gọi là ABC của mọi sự việc tạo nên sự chính đáng, sự chính danh của sự việc. Những điểm khác cơ bản ở đây giữa Hiến pháp và các việc thường nhật khác nằm ở chỗ, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật dài hơi, thậm chí là việc làm của hàng trăm năm cho nên việc xác định mục tiêu, việc xác định chủ thể của việc ban hành Hiến pháp so với các vụ việc khác rất khó khăn.

Hiến pháp có một mục tiêu duy nhất là bảo đảm sự an toàn,  sự tự do và hạnh phúc của mọi người dân
Hiến pháp có một mục tiêu duy nhất là bảo đảm sự an toàn, sự tự do và hạnh phúc của mọi người dân

Mục tiêu của Hiến pháp là bảo đảm sự an toàn, tự do và hành phúc của mọi người dân

Mục tiêu và chủ thể của việc việc làm, việc ban hành Hiến pháp có khác với mục tiêu, và chủ thể của việc sửa đổi Hiến pháp không? Về cơ bản giữa chúng không có sự khác nhau. Cũng có thể giữa chúng có sự khác nhau, nên chính vì có sự khác nhau này mới có sự sửa đổi. Vì vậy mục tiêu của sự đổi này tạo nên sự thống nhất giữa mục tiêu và chủ thể của việc ban hành và sửa đổi phải thống nhất với nhau. Hiến pháp thủa mới ra đời cũng như các đạo luật khác mà thôi, là một đạo luật của nhà vua ban hành nhưng với tác dụng hạn chế quyền lực của nhà vua, và dần dần là việc việc khẳng định quyền của người dân. Lẽ đương nhiên những quyền này mới ban đầu chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, và càng ngày càng mở rộng cho các chủ thể khác, ngay cả của thần dân, mà trước đó họ chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền lợi… Đó là những thời kỳ của chế độ phong  kiến thực dân.

Sang tới chế độ dân chủ, chủ quyền thuộc về nhân dân thì Hiến pháp là một bản Khế ước xã hội của nhân dân do nhân dân thực hiện quyền chủ quyền của mình làm ra, cam kết với nhau cùng thành lập ra nhà nước  với mục tiêu duy trì hạnh phúc của mình, mà không phải thành lập ra nhà nước để áp bức nhân dân, đúng như nguyện vọng của họ. Trong trường hợp nhà nước không thực hiện được nguyện vọng đó, nhân dân có thể trông chờ vào Hiến pháp để thay đổi nhà nước. Đó là mục tiêu và chủ thể của Hiến pháp đều phải được nói nên trong đạo văn đầu tiên của Hiến pháp. Đó là Lời nói đầu của mỗi bản Hiến pháp.

Hiến pháp có một mục tiêu duy nhất là bảo đảm sự an toàn, sự tự do  và hành phúc của mọi người dân. Đây cũng là nội dung được nhắc đến trong Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và cả trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của ngày 2 tháng 9 năm 1945, của Việt Nam, mà Hồ Chủ tịch thay mặt nhân dân Việt Nam tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và toàn thế giới ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thay vì không thể trực tiếp soạn và thông qua bản Hiến pháp, nên nhân dân phải ủy thác cho Quốc hội lập hiến bao gồm đại diện các tầng lớp nhân có trách nhiệm soạn thảo và thông qua Hiến pháp. Đó là quyền lập quyền lập hiến, quyền này khác với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là những quyền được quyền lập hiến lập ra. Bên cạnh các thể loại Quốc hội lập hiến có chức năng làm sửa đổi Hiến pháp, ở nhiều quốc gia vẫn có thể giao cho Quốc hội lập pháp làm và sửa đổi Hiến pháp. Cho dù Quốc hội lập hiến hay Quốc hội lập pháp được giao nhiệm vụ lập hiến, thì bản Hiến pháp được soạn ra vẫn là phải mang danh nghĩa của nhân dân.

Lời nói đầu Hiến pháp 1946 thành công hơn cả

Mặc dù chỉ bằng một câu thôi, nhưng Lời nói đầu của Hiến pháp Mỹ vẫn vang lên sự kiêu hãnh từ phía người dân giao nhiệm vụ rất nặng nền cho nhà nước, làm khuôn mẫu cho nhiều Lời nói đầu của các bản Hiến pháp khác:

“Chúng tôi, Nhân dân Hợp chúng quốc, với mục đích thực hiện mục sự liên hiệp chặt chẽ hơn, thiết lập công lý, duy trì an ninh nội bộ, trù liệu cho công cuộc phòng thủ chung, phát triển sự thịnh vượng toàn diện và đảm bảo lợi ích cho chúng tôi và hậu thế của chúng tôi các điều lợi ích của tự do, quyết định và thiết lập bản Hiến pháp này cho Hợp chúng quốc Mỹ Châu”.

Hoàn toàn tương tự, Lời nói đầu của Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức, cũng nói nên mục đích và chủ thể của hiến pháp:

“Ý thức về trách nhiệm trước Thượng đế và loài người, với mong muốn gìn giữ hòa bình thế giới với tư cách là một thành viên bình đẳng trong một liên minh Châu Âu, thông qua cơ quan lập hiến của mình, nhân dân Đức đã tự ban hành nên bản hiến pháp này”.

Cũng tương tự như vậy Lời nói đầu của Hiến pháp Nhật bản ghi :

“Chúng tôi, nhân dân Nhật bản, đại diện bởi dân biểu Quốc hội, nhất tâm bảo vệ chúng tôi và các thế hệ mai sau, những lợi ích của sự hợp tác an bình với các quốc gia khác và những công trình của nền tự do trong nước, quyết định không chứng kiến những thảm họa chiến tranh do Chính phủ trước đã gây ra, tuyên bố rằng nhân dân nắm giữ chủ quyền và soạn thảo bản Hiến pháp này”.

Bằng ngôn ngữ gián tiếp, nhưng Lời nói đầu của Hiến pháp 1946 đã thể hiện thành công hơn cả các Hiến pháp sau này khi quy định mục tiêu và chủ thể của hiến pháp.

Chủ thể quyền lập hiến theo Hiến pháp 1946 là “quốc dân” (nhân dân), và được thể hiện như sau: “Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Mục tiêu của hiến pháp được ghi nhận trong Hiến pháp 1946 là “độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại”. Chính nội dung này được gắn gọn hơn trong tất cả các giấy tờ văn tự chính thống của nhà nước  Việt Nam. Đó là:

“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập, Tự do, Hạnh  phúc”

Khác với Hiến pháp năm 1946, các Hiến pháp sau này của năm 1959,  1980 và của 1992 đang hiện hành không nói rõ một cách trực tiếp mục tiêu và chủ thể ban hành.

Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là dịp tốt cho việc khẳng định lại mục tiêu cũng như chủ thể ban hành này.

GS.TS Nguyễn Đăng Dung - Đại học Quốc gia Hà nội