Ngoài ra, cư dân tại đây phàn nàn những tiện ích trên các khu đất công cộng như trường học, tổ hợp thể dục thể thao, vườn hoa, trạm biến áp ở khu đất đầu mối kỹ thuật nhưng với việc điều chỉnh quy hoạch, quyền lợi cũng như chất lượng cuộc sống người dân sẽ bị ảnh hưởng.
Cùng với đó, cơ sở hạ tầng của khu đô thị hiện vẫn còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện, thiếu an toàn. Hiện nay, đường cũng chưa thông và đang bị quây không ra luồng nào, cư dân đi lại khó khăn, nguy hiểm. Thực tế, đã xảy ra những vụ tai nạn gây thương vong trong khu đô thị.
Phải nói là chính sách, luật pháp về kinh doanh bất động sản chưa hoàn thiện. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở/kể cả nhu cầu đầu cơ bất động sản (BĐS) là rất lớn. Nhỏ lẻ như “được suất mua” đã bán “lúa non” đến “ôm” chung cư bán lại. Theo luật pháp hiện hành, nhà đầu tư chung cư phải có năng lực, ngoài kinh nghiệm, năng lực thiết bị còn phải có năng lực tài chính. Tuy nhiên, không mấy nhà đầu tư BĐS làm được như vậy.
Thường là lấy “mỡ mèo rán mèo”, vì thế nên người mua phải đóng tiền nhiều đợt trong quá trình thi công. Hệ hụy như vụ việc kéo dài của nhiều dự án khác không còn là hiếm. Lòng tin của người mua đã bị trục lợi; thậm chí bị lừa đảo. Nếu bạn gõ cụm từ “lừa đảo dự án nhà ở” sẽ có ngay 10.500.000 kết quả trong 0,58 giây.
Khách hàng mua nhà nhiều nơi bị lừa ngoạn mục. Thậm chí còn mất rất nhiều tiền ngoài hợp đồng. Thực tế thì ở nhiều dự án BĐS nhà nước đã thất thu thuế nghiêm trọng.
Tòa án TP Hà Nội mới đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 148 người với tổng số tiền hơn 265 tỷ đồng là Đỗ Thị Hương (Giám đốc Sàn Giao dịch bất động sản Hương Đất) và Nguyễn Thị Hương Giang (Giám đốc Công ty CP Bất động sản Tú Minh), là ví dụ gần nhất.
Không chỉ riêng chuyện mua nhà, dường như lòng tin trong xã hội đã và đang bị trục lợi. Các lĩnh vực khác cũng như thế. Có thể nói, “lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” “lộng hành” ở các lĩnh vực quan trọng là một trong những nguyên nhân của các bất ổn xã hội, việc “gương băng rôn” ở các dự án BĐS chỉ là chuyện rất bé.