Mua hàng theo nhóm: Những “chiêu trò” làm “hoa mắt” người dùng!

Mua hàng theo nhóm dần trở nên khá phổ biến tại Việt Nam và ngày càng được nhiều người lựa chọn. Có thể nói nhiều người đã có thói quen lướt qua các trang “group on” để tham khảo trước khi quyết định lựa chọn mua một sản phẩm/dịch vụ với hy vọng giá rẻ hơn. Tuy nhiên, sự thật không phải lúc nào cũng như vậy. Những chỉ số “%” giảm giá nhiều khi chỉ là “chiêu trò” làm “hoa mắt” người dùng.

[links()] Mua hàng theo nhóm dần trở nên khá phổ biến tại Việt Nam và ngày càng được nhiều người lựa chọn. Có thể nói nhiều người đã có thói quen lướt qua các trang “group on” để tham khảo trước khi quyết định lựa chọn mua một sản phẩm/dịch vụ với hy vọng giá rẻ hơn. Tuy nhiên, sự thật không phải lúc nào cũng như vậy. Những chỉ số “%” giảm giá nhiều khi chỉ là “chiêu trò” làm “hoa mắt” người dùng.

Bùng nổ số lượng các trang mua theo nhóm tại Việt Nam
Bùng nổ số lượng các trang mua theo nhóm tại Việt Nam

Không ai phủ nhận sự phát triển của mô hình Group on tại Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn vài năm đã xuất hiện hàng chục đơn vị ra đời. Có lẽ do phát triển quá nóng nên việc kiểm soát thông tin chưa được đảm bảo, nhiều website “nhắm mắt làm ngơ” ngay cả những thông tin “ảo” để cung cấp cho khách hàng từ những trang Group on hàng đầu đến những trang nhỏ.

Dẫn đầu thị trường hiện là NhomMua nhưng nếu không để ý hay chịu khó xem giá tại những website khác, người tiêu dùng đôi khi bị các số liệu giảm giá trên 50% làm “tối tăm mặt mũi”. Mặc dù người mua vẫn mua được với giá rẻ hơn nhưng con số 59% tiết kiệm được vẫn khiến nhiều người thấy bực mình.

“Khi mua hàng theo nhóm, bạn đừng quá quan tâm đến việc website đó thông báo tiết kiệm bao nhiêu % so với giá gốc. Bạn hãy quan tâm tới giá cuối cùng, chịu khó so sánh giá đó với những website khác rồi hãy quyết định. Các số liệu tiết kiệm đôi khi không có ý nghĩa thực tế”, chị Dương Thị Phương, một người có kinh nghiệm mua hàng cho biết.

Có vẻ như chiêu bài càng nâng cao tỷ lệ giảm giá càng hiệu quả nên có những website “mạnh dạn” tăng “mức độ tiết kiệm” cao ngất ngưởng đến hơn 70% khiến người tiêu dùng phải đặt dấu hỏi. Có lẽ do áp lực cạnh tranh và thu hút khách hàng nên mức độ giảm giá là thước đo quan trọng. Vì vậy, nâng cao giá gốc là biện pháp vừa dễ, vừa nhanh.

Để có tỷ lệ giảm giá 72%, sản phẩm có giá 95.000đ trên các trang mua bán trực tuyến được “đôn” lên 300.000đ tại Hotdeal.vn
Để có tỷ lệ giảm giá 72%, sản phẩm có giá 95.000đ trên các trang mua bán trực tuyến được “đôn” lên 300.000đ tại Hotdeal.vn

Nếu như các website trên chỉ dùng số % ảo để “dụ dỗ” khách hàng thì nhiều đơn vị khác còn đẩy giá lên cao hơn khiến những ai ham rẻ sẽ mua sản phẩm với giá thậm chí đắt hơn giá thật ở ngoài. Thật ngạc nhiên khi website cho biết lượng người mua vẫn nhiều. Điều đó chứng tỏ nhiều người vẫn bị những số liệu giảm giá từ các website mua theo nhóm “dụ dỗ” mà không biết mình đang bị móc túi.

Theo khảo sát của phóng viên tại nhiều website Group on, kiểu làm lệch giá này được áp dụng khá triệt để. Vấn đề nâng giá không chỉ do bản thân các website Group on quyết định mà đôi khi còn được sự hậu thuẫn của chính đơn vị cung cấp sản phẩm.

Trên trang chủ của công ty Pi Việt Nam lẫn website nhanhnhanh.vn đều đăng tải thông tin bán máy tính bảng Pi C003 với giá 6.000.000đ nhưng mua qua nhanhnhanh.vn sẽ được giảm giá 2.000.000đ nên người tiêu dùng có thể mua với giá cuối là 4.000.000đ.

Tuy nhiên, khi liên hệ trực tiếp với nhân viên bán máy của Pi Việt Nam thì nhân viên cho biết có thể mua tại công ty với giá 4.000.000đ mà không cần thông qua nhanhnhanh.vn. Như vậy có thể thấy hai đơn vị trên bắt tay nhau cùng “tâng” giá và làm thương hiệu cho nhau. Bản thân khách hàng không có lợi hay được giảm giá.

Có thể nói, mua hàng theo nhóm tại Việt Nam vẫn tồn tại khá nhiều vấn đề và ngày càng làm nản lòng người tiêu dùng. Gần đây nhất, website mua sắm điện tử Zing Deal thuộc mô hình mua theo nhóm đã thông báo sẽ chính thức ngưng mọi hoạt động của Zing Deal từ ngày 8/2/2012 do hoạt động không hiệu quả.

Trước đó, những vụ lùm xùm như ém thông tin gây thiệt hại cho người dùng, giá ảo lừa khách hàng, dùng thông tin của công khác cho sản phẩm của mình, không kiểm soát chặt chẽ dịch vụ đối tác cung cấp cho khách hàng… cũng khiến người tiêu dùng e ngại.

Nếu còn tiếp tục những hoạt động trên, không rõ sau Zing Deal sẽ có bao nhiêu website Group on rời bỏ cuộc chơi. Còn về phía người tiêu dùng, nên cẩn thận ghi nhớ rằng, mua theo nhóm chưa chắc đã rẻ, thậm chí còn mua đắt. Hãy biết tự bảo vệ chính mình!

Theo An ninh thủ đô

Đọc thêm