Nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội thảo sâm Ngọc Linh được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) nhằm đánh giá giá trị lịch sử, khoa học và kinh tế của loại dược liệu quý này. Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp cho người dân về phương pháp trồng, chăm sóc và phân biệt sâm Ngọc Linh.
Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Ngày 10/12, UBND huyện Tu Mơ Rông đã phối hợp cùng Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo với chủ đề "Xây dựng bảo vệ, phát triển thương hiệu Sâm Việt Nam và sâm Ngọc Linh" tại thôn Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Hội thảo được kỳ vọng trở thành diễn đàn quan trọng để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, và người dân cùng trao đổi, đánh giá giá trị toàn diện của sâm Ngọc Linh – loại dược liệu được xem như "quốc bảo" của Việt Nam.

Các đại biểu, chuyên gia, nhà nghiên cứu và người dân cùng trao đổi, đánh giá giá trị toàn diện của sâm Ngọc Linh – loại dược liệu được xem như "quốc bảo" của Việt Nam.

Các đại biểu, chuyên gia, nhà nghiên cứu và người dân cùng trao đổi, đánh giá giá trị toàn diện của sâm Ngọc Linh – loại dược liệu được xem như "quốc bảo" của Việt Nam.

Từ góc nhìn lịch sử, sâm Ngọc Linh đã gắn liền với văn hóa và đời sống của người dân Xơ Đăng vùng núi Ngọc Linh từ hàng trăm năm nay, mang trong mình giá trị truyền thống lẫn khoa học độc đáo. Dưới góc độ khoa học, loại sâm này không chỉ sở hữu những đặc tính y học quý giá mà còn có tiềm năng lớn về kinh tế, góp phần giúp người dân phát triển bền vững dưới tán rừng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận về thực trạng phát triển sâm Ngọc Linh tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam – vùng phân bố chính của loại cây quý hiếm này. Các tham luận cũng tập trung vào những giải pháp nhằm nâng cao giá trị sâm Ngọc Linh so với các loại sâm khác trên thế giới, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo vệ thương hiệu và chống gian lận thương mại.

Đặc biệt, việc tổ chức hội thảo ngay tại vùng lõi của cây sâm Ngọc Linh đã tạo điều kiện để các bên liên quan nhận diện rõ hơn giá trị cốt lõi và sự khác biệt của loại sâm này, giúp người dân và doanh nghiệp trên cả nước có thông tin chính xác khi lựa chọn các sản phẩm từ sâm.

Sâm Ngọc Linh đã trở thành niềm hy vọng thoát nghèo và làm giàu của bà con Xơ Đăng.

Sâm Ngọc Linh đã trở thành niềm hy vọng thoát nghèo và làm giàu của bà con Xơ Đăng.

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông nhấn mạnh, sâm Ngọc Linh là một tài sản quốc gia. Hiện huyện Tu Mơ Rông đã phát triển khoảng 2.800ha diện tích trồng sâm – lớn nhất cả nước và thành quả này đã trực tiếp giúp khoảng 2.000 hộ dân thoát nghèo, trong đó có nhiều hộ đời sống khấm khá đổi đời nhờ trồng sâm.

Tuy nhiên, ông Mạnh cũng bày tỏ mối lo ngại về những thách thức mà sâm Ngọc Linh đang đối mặt, đặc biệt là việc nhiều loại củ giả mạo sâm Ngọc Linh xuất hiện trên thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu và lợi ích của người tiêu dùng lẫn người trồng sâm.

Theo ông Mạnh, sâm Ngọc Linh, với vị thế đặc biệt trong ngành dược liệu, đang đứng trước cơ hội lớn để vươn tầm quốc tế. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là những thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, nhà khoa học, và người dân trong việc bảo tồn và phát triển giá trị sâm.

Thông qua hội thảo lần này, với sự tham gia của nhiều bên liên quan, không chỉ là dịp để tôn vinh sâm Ngọc Linh mà còn là cơ hội để định hình chiến lược phát triển bền vững cho loại "quốc bảo" này trong tương lai.

Các đơn vị, doanh nghiệp và địa phương ký kết hợp tác nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh.

Các đơn vị, doanh nghiệp và địa phương ký kết hợp tác nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh.

Nhiều người dân đã chia sẻ tâm tư về những thách thức mà họ gặp phải trong quá trình trồng và kinh doanh sâm Ngọc Linh tại hội thảo. Chị Y Gia Nhi, trú tại thôn Mô Bành 1, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông cho biết: "Những năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã trở thành niềm hy vọng thoát nghèo và làm giàu của bà con. Nhiều người sẵn sàng vay vốn hoặc bán tài sản để đầu tư trồng sâm. Gia đình tôi cũng đã dùng toàn bộ thu nhập từ xuất khẩu lao động để gây dựng vườn sâm. Đến nay, nhờ sâm Ngọc Linh, cuộc sống của chúng tôi đã khá lên rất nhiều."

Theo chị Y Gia Nhi, trên thị trường tràn lan nhiều loại củ có hình dáng tương tự sâm Ngọc Linh khiến khách hàng khó phân biệt thật giả. Thực trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm mất uy tín của người trồng sâm chân chính.

Đọc thêm