Nâng cao chất lượng tham mưu chính sách dân tộc ở Hoà Bình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với sự tham mưu, hướng dẫn kịp thời của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Với sự tham mưu, hướng dẫn kịp thời của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Với sự tham mưu, hướng dẫn kịp thời của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nâng cao chất lượng tham mưu

Những năm qua, tỉnh Hòa Bình luôn được đánh giá là một trong những “điểm sáng” về thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong khu vực và cả nước. Việc đầu tư phát triển toàn diện kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS được Hòa Bình xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

Để tạo sự chuyển biến cho khu vực đồng bào DTTS, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện tốt việc tham mưu cho UBND tỉnh Hoà Bình ban hành các cơ chế, chính sách về công tác dân tộc, đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc.

Ban cũng thường xuyên đôn đốc các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai và giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; tổ chức rà soát danh mục dự án, công trình sử dụng vốn đầu tư của Chương trình tại các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Cao Phong…

Để công tác dân tộc được triển khai một cách hiệu quả, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình thường xuyên cử cán bộ bám sát cơ sở, nắm bắt những vướng mắc ở cơ sở, từ đó kịp thời tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ hoặc tổng hợp trình Chính phủ, các bộ, ngành liên quan hướng dẫn triển khai các dự án thành phần.

Đơn cử như trong năm 2023, Ban đã đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương về nội dung mua sắm thiết bị cho các Trung tâm GDNN – GDTX, thống nhất phương án triển khai thực hiện Dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện Đà Bắc, bổ sung đối tượng thụ hưởng Tiểu dự án 1 của Dự án 5, điều chỉnh nội dung hỗ trợ Tiểu Dự án 2 của Dự án 3…

Những chuyển biến tích cực

Với sự tham mưu, hướng dẫn kịp thời của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, sự phối hợp của các địa phương, đơn vị, trong 2 năm qua, Hòa Bình triển khai được nhiều dự án xây dựng hạ tầng, cơ sở thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, trường học, y tế; chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo nghề, mở rộng việc làm cho lao động người DTTS.

Từ đó, diện mạo vùng DTTS và miền núi có nhiều thay đổi, đời sống của đồng bào có nhiều cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Tỷ lệ giảm nghèo vùng DTTS giai đoạn 2021-2023 của Hòa Bình là 2,93%/năm, đạt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (giảm trong khoảng từ 2,5-3,0%/năm).

Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội, chăm lo người có công và các đối tượng chính sách được quan tâm thực hiện; chất lượng sự nghiệp y tế, giáo dục tiếp tục có sự chuyển biến, đồng bào dân tộc được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí; giá trị văn hoá các dân tộc tiếp tục được quan tâm, bảo tồn và phát huy; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ vùng đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao…

Đến hết năm 2023, toàn tỉnh sẽ có 06 xã thoát khỏi diện ĐBKK và được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nâng tổng số xã ĐBKK thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn và được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 là 14/59 xã.

Phát huy những thành tích đã đạt được, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý, điều hành, hướng dẫn và đôn đốc tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh, phấn đấu tiếp tục duy trì tỷ lệ hộ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS bình quân từ 2,5 - 3%/năm; đối với các xã ĐBKK bình quân từ 4 - 4,5%, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng, củng cố, tăng cường khối Đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Đọc thêm