Người tiêu dùng thông thái cũng khó tránh ... bẫy lừa

Ngoài việc được khuyến cáo phải tự làm cho mình trở nên  “thông thái”, dường người tiêu dùng trong các giao dịch điện tử vẫn hết sức “cô  đơn”….

Ngoài việc được khuyến cáo phải tự làm cho mình trở nên  “thông thái”, dường người tiêu dùng trong các giao dịch điện tử vẫn hết sức “cô  đơn”….

Lúc nào cũng có thể trở thành nạn nhân

TS. Vũ Thị Bạch Nga – Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (NTD) của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã phải ngậm ngùi dẫn lời một chuyên gia Mỹ nhận định “lúc này chưa phải lúc làm người tiêu dùng Việt Nam” để mở đầu cho bài nói chuyện tại Hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử” vừa diễn ra tai Hà Nội. Đó là bởi, NTD Việt Nam bị xâm phạm quyền lợi từ những điều nhỏ lẻ, vặt vãnh như cân, đong, đo, đếm cho tới những vi phạm ở mức độ cao hơn như trong thương mại điện tử (TMĐT).

Người tiêu dùng thông thái cũng khó tránh ... bẫy lừa ảnh 1

Gian lận trong TMĐT đang gia tăng nhanh chóng với thông tin quảng cáo sai lệch, lừa dối, đánh cắp thông tin thanh toán, thông tin cá nhân, các hành vi quảng cáo quấy rối người tiêu dùng qua các phương tiện điện thoại, email… Rất nhiều trường hợp NTD chuyển tiền qua mạng cho người bán rồi bị lừa, không nhận được hàng hoặc nhận hàng kém chất lượng, không đúng nội dung mô tả.

Bảo vệ - lý thuyết đã khó…

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2010, với 8 điều quy định rõ quyền lợi của khách hàng. Trong đó, điều 8 dành riêng cho hoạt động TMĐT, cụ thể NTD được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và các thông tin liên quan cần thiết…

Các chuyên gia về TMĐT khuyến cáo, bản thân người tham gia giao dịch trong TMĐT cần hết sức thận trọng trước, trong và sau khi tiến hành giao dịch, lựa chọn địa chỉ website bán hàng uy tín với thương hiệu tốt, địa chỉ đăng ký và liên lạc rõ ràng, được cộng đồng người tiêu dùng tin cậy. Sau khi thực hiện giao dịch TMĐT, các cá nhân cần tuyệt đối không trả lời bất kỳ email hay hình thức yêu cầu cung cấp thông tin tài chính, cá nhân nào; cần kiểm tra thông tin tài khoản ngân hàng để biết chính xác về số tiền đã được thanh toán. Nếu tài khoản có dấu hiện bị hao hụt tiền ngoài số tiền đã thanh toán cần liên hệ ngay với ngân hàng phát hành thẻ để tạm thời đóng thẻ lại.

Thực hành còn khó hơn

Ngoài việc được khuyến cáo phải tự làm cho mình trở nên thông thái, các biện pháp kỹ thuật hay luật pháp dường như chưa tạo dấu ấn rõ nét trong việc bảo vệ NTD trong TMĐT. Ông Nguyễn Ngọc Điệp – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật giá (Vatgia.com) nhận định, phần lớn website TMĐT tại Việt Nam chưa được đầu tư nhiều nên tính năng còn sơ sài, độ an toàn thấp... Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến cho việc rao bán và mua hàng ảo vẫn phổ biến là do hiện nay các website TMĐT Việt Nam chưa có chính sách ràng buộc người mua và người bán bằng thẻ tín dụng (như trên eBay).

Tại nhiều quốc gia như Mỹ, trách nhiệm và hành vi của cả người mua và bán đều bị ràng buộc rất chặt chẽ bằng thẻ tín dụng. Khi tham gia vào TMĐT, cả hai bên đều phải đặt trước một số tiền nhất định với tổ chức sở hữu website TMĐT. Nếu người đăng tin rao bán lại không có hàng hóa theo đúng như cam kết, thì sẽ bị trừ tiền trong tài khoản đặt cọc. Tương tự, nếu người mua đã đặt hàng nhưng lại không mua cũng sẽ bị trừ tiền tài khoản. “Đây là một trong những giải pháp giúp hạn chế được vấn nạn rao bán hoặc mua hàng ảo hiệu quả Việt Nam nên áp dụng”, ông Điệp nhấn mạnh. 

"Tuy đã có luật, nhưng trong thời gian chờ Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực (1/7/2011), các đơn vị sẽ phải xây dựng các nghị định kèm theo. Trước mắt NTD cần phải tự bảo vệ mình, nhất là trong hoạt động giao dịch TMĐT vốn có nhiều rủi ro", bà Nga nhận định.

H.Thủy

Đọc thêm