Niềm hy vọng của những người hiếm muộn

(PLO) - Lương y Triệu Thị Ton là một trong những thầy thuốc nổi tiếng khi cứu chữa cho hàng trăm cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn.
Niềm hy vọng của những người hiếm muộn

Bà Lang Triệu Thị Ton được sinh ra ở trên bản Pù Quăn (Pù Nhi, Mường Lát, Thanh Hóa) gần kề biên giới Việt - Lào núi cao chạm mây, đường lên khúc khuỷu. Tuổi nhỏ bà Ton thường đi theo mẹ lên non cao lấy cây thuốc về chữa bệnh cho dân bản. Dần dà, người phụ nữ Dao này học được nghề của mẹ rồi thực tập bốc những bài thuốc trị bệnh đơn giản như ngứa da, lở loét da, đau bụng kinh niên, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày…

Lương y Ton giờ đã ngoài tứ tuần, vóc dáng khỏe mạnh và cách nói chuyện cuốn hút. "Bà chữa được nhiều bệnh lắm, phải đến 15, 16 loại bệnh, nhưng trội hơn cả là các bệnh về vô sinh, hiếm muộn và bệnh xương, khớp như thoái hóa, viêm đa khớp, thận và các bệnh của phụ nữ” – bà kể.

Bài thuốc lá cây rừng của lương y Triệu Thị Ton đã mang lại niềm vui sự hạnh phúc cho biết bao cặp vô sinh, hiếm muộn trên cả nước.

Đưa chúng tôi đến nhà Lương y Triệu Thị Ton, ông Triệu Văn Pú (công an viên, phó bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, Huyện Mường Lát) ngại ngần: "Bà Ton bận lắm, không hẹn trước mà muốn gặp được bà thì phải đến nhà từ lúc sáng sớm". 

Quả thực, khi chúng tôi đến cổng nhà bà dù đang còn rất sớm nhưng đã thấy bà lưng khoác gùi chuẩn bị cùng đứa con trai đi lấy thuốc trên rừng. Dù bị chúng tôi làm phiền và mất một buổi đi hái thuốc, bà Ton vẫn hồn hậu tiếp đón.

Điều quan trọng của bài thuốc vô sinh là do có cây thuốc quý mà lúc còn nhỏ ở trên đỉnh núi Pù Quăn bà đã học được từ mẹ đẻ và bà nội của mình, bà nói: “Người bệnh muốn khỏi bệnh phải kiên trì uống thuốc theo hướng dẫn của bà, trong thời gian uống thuốc cũng phải kiêng một số loại thức ăn, đồ uống nhất định mới có kết quả nhanh, bà đã nhờ các con ghi rõ cách sử dụng và những đồ cần kiêng trong mỗi thang thuốc bà bốc cho bệnh nhân. Điều đó làm nên sự đặc biệt trong phương pháp chữa bệnh của bà cũng như những bệnh nhân của bà Ton lúc nào tỉ lệ thành công cũng cao hơn.

Bà Ton quan niệm về căn nguyên gây nên hiếm muộn như sau: Một là do chồng, hai là do vợ và ba là tại cả hai. Nên để trị đủ cả ba nguyên nhân đó, bà thường bốc thuốc cho cả hai người để có kết quả nhanh hơn. 

Bà cũng nói: Nam giới hay bị tinh trùng yếu, ít, tỷ lệ tinh trùng sống thấp; nữ giới hay bị tắc vòi trứng, kinh nguyệt không đều, không có kinh, cơ thể lạnh, đa nang buồng chứng, viêm phụ khoa…

Theo bà, loại thuốc này hoàn toàn từ tự nhiên nên uống vào sẽ không có tác dụng phụ, bởi thế, người có bệnh uống vào sẽ hết bệnh, người không có bệnh dùng thuốc sẽ khỏe ra. Bà khuyên con gái nên hạn chế đồ lạnh, đồ chua; con trai nên hạn chế rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, nước chè. 

Cây thuốc chữa hiếm muộn con là khó tìm nhất. Nhiều loại chỉ có trên đỉnh núi cao, các khu rừng nguyên sinh. Để kiếm được một thang thuốc hiếm muộn, ngoài những thứ thân cây, rễ cây bà trồng được thì những loại thảo dược quý quan trọng trong thang thuốc bà vẫn phải cùng các con lặn lội vào tận chốn rừng thiêng nước độc, sát biên giới nước bạn Lào để tìm kiếm.

Gần 20 năm vào rừng kiếm thuốc, bà đã quen từng hốc cây, quả đồi, con suối. Nơi cư trú của các loại cây thuốc, bà thuộc như lòng bàn tay, khi cần chỉ khoác gùi vào lấy.

Nhưng theo lời bà, cũng có một vài loại cây mà bà không thể nói bằng tiếng phổ thông được như “đìa chom” một vị thuốc quan trọng trong chữa vô sinh nữ, rất hiếm, khó tìm nên có tìm được cũng phần nhiều là nhờ may mắn. 

Trong căn nhà nhỏ vừa là nơi ở, vừa là nơi để thuốc của gia đình, bà Ton bảo: Thuốc của bà có thể chữa được tới 15 căn bệnh như: Bệnh về xương khớp, dạ dày, bệnh trĩ, yếu sinh lý, viêm phụ khoa, kinh nguyệt không đều, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, sinh lý yếu ở nam, yếu tinh trùng,... 

Một trong những loại cây thuốc quý cũng khó tìm là củ “chày nhảnh đòi”, vị thuốc không thể thiếu trong thang thuốc chữa hiếm muộn và chứng “bất lực” ở nam giới. Nhiều lần, bà phải nhờ con trai đưa sang biên giới Lào để tìm kiếm loại cây thuốc quý này.

Qua cuộc trò chuyện với bà, chúng tôi càng thấm thía hơn nỗi vất vả của một vị lương y, hàng ngày vẫn cùng các con lên rừng hái thuốc cứu người, vừa phải lên nương, lên rẫy trồng ngô, trồng lúa.

Đọc thêm