Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT)…
Không đóng BHYT cho người lao động, phạt nặng
Kể từ 1/12/2011, hành vi không đóng BHYT cho người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT của người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 30 triệu đồng. Cụ thể, vi phạm không đóng BHYT cho từ 1-10 người lao động, người sử dụng lao động bị phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng. Mức phạt từ 20 - 30 triệu đồng áp dụng đối với hành vi không đóng BHYT cho từ 1.001 người lao động trở lên. Đóng không đủ số người có trách nhiệm tham gia BHYT, người sử dụng lao động bị phạt từ 300.000 đồng -1 triệu đồng/lao động. Nếu đóng BHYT không đủ số tiền phải đóng, mức phạt sẽ từ 300.000 - 32 triệu đồng tùy theo giá trị vi phạm.
Cho người khác mượn thẻ sẽ bị tạm giữ thẻ 30 ngày
Cũng theo Nghị định, nếu phát hành thẻ BHYT không đúng đối tượng sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng/thẻ nếu thẻ đó chưa được sử dụng để khám, chữa bệnh BHYT và phạt từ 2 - 4 triệu đồng/thẻ nếu đã sử dụng. Nếu đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý vào danh sách của cơ quan, tổ chức tham gia BHYT sẽ bị phạt từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với trường hợp vi phạm, nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT. Trường hợp đã thiệt hại đến quỹ BHYT thì mức phạt tăng từ 1- 2 triệu đồng tính trên mỗi thẻ.
Hành vi cho người khác mượn hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám, chữa bệnh sẽ bị phạt từ 500.000 - 2 triệu đồng. Ngoài ra, còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như tạm giữ thẻ 30 ngày, người sử dụng thẻ phải hoàn trả chi phí khám chữa bệnh đã được quỹ BHYT chi trả. Người cho mượn thẻ chỉ được hưởng quyền lợi BHYT sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày thẻ bị tạm giữ và đã nộp phạt theo quy định.
Cung ứng thuốc không đầy đủ, phạt tới 40 triệu
Nhằm khống chế tình trạng lập khống hồ sơ bệnh án để lấy thuốc từ quỹ BHYT trục lợi, Nghị định 92 nêu rõ hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn - 24 triệu đồng tùy mức độ vi phạm. Mức phạt 40 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế không có người sử dụng; lạm dụng dịch vụ y tế trong khám, chữa bệnh BHYT.
Nếu gây khó khăn, cản trở việc khám, chữa bệnh BHYT và là vi phạm lần đầu, chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh BHYT thì sẽ bị cảnh cáo. Nếu tái phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 6 triệu đồng
Với hành vi cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật không đầy đủ trong khám chữa bệnh BHYT, sẽ bị cảnh cáo với trường hợp vi phạm lần đầu và có giá trị dưới 1 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng lên từ 1-2 triệu đồng với mức vi phạm có giá trị từ 1 triệu đến dưới 10 triệu đồng. Với mức vi phạm có giá trị từ 160 triệu đồng trở lên sẽ phạt từ 32-40 triệu đồng. Đối tượng vi phạm còn buộc phải cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế…đầy đủ theo quy định và buộc hoàn trả chi phí khám chữa bệnh mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có). Nếu có hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám, chữa bệnh BHYT, trường hợp tái phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị phạt từ 300.000 - 6 triệu đồng…/.
Vân Anh
Không đóng BHYT cho người lao động, phạt nặng
Kể từ 1/12/2011, hành vi không đóng BHYT cho người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT của người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 30 triệu đồng. Cụ thể, vi phạm không đóng BHYT cho từ 1-10 người lao động, người sử dụng lao động bị phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng. Mức phạt từ 20 - 30 triệu đồng áp dụng đối với hành vi không đóng BHYT cho từ 1.001 người lao động trở lên. Đóng không đủ số người có trách nhiệm tham gia BHYT, người sử dụng lao động bị phạt từ 300.000 đồng -1 triệu đồng/lao động. Nếu đóng BHYT không đủ số tiền phải đóng, mức phạt sẽ từ 300.000 - 32 triệu đồng tùy theo giá trị vi phạm.
Ảnh minh họa. |
Cũng theo Nghị định, nếu phát hành thẻ BHYT không đúng đối tượng sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng/thẻ nếu thẻ đó chưa được sử dụng để khám, chữa bệnh BHYT và phạt từ 2 - 4 triệu đồng/thẻ nếu đã sử dụng. Nếu đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý vào danh sách của cơ quan, tổ chức tham gia BHYT sẽ bị phạt từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với trường hợp vi phạm, nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT. Trường hợp đã thiệt hại đến quỹ BHYT thì mức phạt tăng từ 1- 2 triệu đồng tính trên mỗi thẻ.
Hành vi cho người khác mượn hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám, chữa bệnh sẽ bị phạt từ 500.000 - 2 triệu đồng. Ngoài ra, còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như tạm giữ thẻ 30 ngày, người sử dụng thẻ phải hoàn trả chi phí khám chữa bệnh đã được quỹ BHYT chi trả. Người cho mượn thẻ chỉ được hưởng quyền lợi BHYT sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày thẻ bị tạm giữ và đã nộp phạt theo quy định.
Cung ứng thuốc không đầy đủ, phạt tới 40 triệu
Nhằm khống chế tình trạng lập khống hồ sơ bệnh án để lấy thuốc từ quỹ BHYT trục lợi, Nghị định 92 nêu rõ hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn - 24 triệu đồng tùy mức độ vi phạm. Mức phạt 40 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế không có người sử dụng; lạm dụng dịch vụ y tế trong khám, chữa bệnh BHYT.
Nếu gây khó khăn, cản trở việc khám, chữa bệnh BHYT và là vi phạm lần đầu, chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh BHYT thì sẽ bị cảnh cáo. Nếu tái phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 6 triệu đồng
Với hành vi cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật không đầy đủ trong khám chữa bệnh BHYT, sẽ bị cảnh cáo với trường hợp vi phạm lần đầu và có giá trị dưới 1 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng lên từ 1-2 triệu đồng với mức vi phạm có giá trị từ 1 triệu đến dưới 10 triệu đồng. Với mức vi phạm có giá trị từ 160 triệu đồng trở lên sẽ phạt từ 32-40 triệu đồng. Đối tượng vi phạm còn buộc phải cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế…đầy đủ theo quy định và buộc hoàn trả chi phí khám chữa bệnh mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có). Nếu có hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám, chữa bệnh BHYT, trường hợp tái phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị phạt từ 300.000 - 6 triệu đồng…/.
Vân Anh