Phổ cập điện thoại 500.000 đồng: đã vì dân thì tất cả phải vì dân

(PLVN) - Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), cũng là một người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT-viễn thông, chia sẻ quan điểm về chủ trương phổ cập smartphone 500.000 đồng tới toàn dân.
Phổ cập điện thoại 500.000 đồng: đã vì dân thì tất cả phải vì dân

Chủ trương phổ cập smartphone  500.000 đồng tới 100% dân số là chủ trương tốt và hợp lý vì đây là một trong những động lực để thúc đẩy phát triển mục tiêu của quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số, Chính phủ điện tử, thu hút được các bên tham gia và trợ giá để hỗ trợ người dùng, vì người dùng. Khi sản phẩm (smartphone) đơn giản, rẻ thì càng có nhiều người dùng và khi mọi người đều dùng smartphone thì nhu cầu về Internet về các dịch vụ số càng lớn.

Tuy nhiên, có vấn đề cần đặt ra rằng nhà mạng, các nhà cung cấp app ứng dụng tài trợ thì người sản xuất điện thoại có được hưởng lợi nhuận không? Tài trợ cho dân dùng hay tài trợ cho nhà sản xuất hưởng lợi nhuận, hay vấn đề kiểm soát chi phí giá thành, lợi nhuận thế nào? Vì nếu không cẩn thận tưởng cho dân lại cho “anh” sản xuất. Quan điểm vì dân thì tất cả phải vì dân, nhà sản xuất điện thoại cũng phải vì dân. Doanh nghiệp sản xuất cũng phải chia sẻ lợi nhuận, và các sản phẩm smartphone này lợi nhuận phải bằng 0 và giá thành phải được kiểm soát.

Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm (các app ứng dụng) cơ bản đều là các doanh nghiệp tư nhân nên khi vận động họ bỏ tiền tài trợ cho chương trình phải trên nguyên tắc tự nguyện. Chương trình có thể của quốc gia, vận động bằng nhiều biện pháp, nhưng nguyên tắc phải là tự nguyện, không phải bắt buộc, không phải mệnh lệnh. Khi vận động tốt, chương trình tốt có khi không phải là 10 mà cả 100 đơn vị muốn tham gia, khi đó mỗi người chỉ một xu chứ không phải 1 usd nữa.

Đương nhiên là tốt vì nhiều người dùng, càng đơn giản, càng rẻ tiền, ít tiền thì dân dùng nhiều mà dân dùng nhiều thì tốt, sẽ thúc đẩy phát triển khi mà Chính phủ điện tử lên. Có câu hỏi là các thiết bị này có tham gia vào Cổng dịch vụ công quốc gia, các chương trình dịch vụ công của quốc gia không? Nếu không thì đương nhiên hiệu quả của chuyển đổi số cũng hạn chế, vì nếu đơn giản thì người ta chỉ dùng thoại cũng tốt cũng quý rồi, nhưng đánh dấu hỏi phục vụ thêm cho việc sử dụng cả dịch vụ công thì càng tốt, hoặc một mức độ nào đó của dịch vụ công.

Thực ra đây là chia sẻ lẫn nhau, bản chất là điều tiết lại lợi nhuận của các doanh nghiệp. Cái đó về chủ trương là được. Con số nhân lên thì ghê gớm nhưng nhìn nhận góc độ điều tiết lợi nhuận của cá doanh nghiệp thì nó cũng chấp nhận được. 

Đọc thêm