"Cuộc chiến khẩu trang" giữa châu Âu và Mỹ

(PLVN) - Dù toàn cầu đang cùng chung một cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, nhưng trong lòng cuộc chiến khốc liệt đó, có một cuộc chiến khác: “cuộc chiến khẩu trang” giữa Mỹ và châu Âu.
"Cuộc chiến khẩu trang" giữa châu Âu và Mỹ

“Cuộc chiến khẩu trang” là từ mà người ta dùng để nói về một cuộc tranh giành thiết bị y tế như khẩu trang phòng độc và găng tay đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới.

“Bế quan tỏa cảng” thiết bị y tế

Ngày 3/4 vừa qua, các quan chức Đức đã đưa ra cáo buộc Mỹ có hành động chiếm các đơn hàng vật tư y tế.  Theo Andreas Geisel, một quan chức cấp cao ở Berlin, Mỹ đã thực hiện một hành vi “vi phạm bản quyền hiện đại”, và cho rằng một lô hàng gồm 200.000 khẩu trang phòng độc dành cho cảnh sát Berlin đã được chuyển đến Mỹ khi đang quá cảnh tại Bangkok.

“Đây không phải là cách bạn đối phó với các đối tác xuyên Đại Tây Dương”, Geisel nhấn mạnh và cho biết thêm rằng “ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu, không nên sử dụng các phương pháp miền Tây hoang dã như vậy”.

Một báo cáo trên truyền thông Đức cho biết, công ty liên quan đến đơn đặt hàng Berlin là nhà sản xuất 3M của Mỹ. Nhưng 3M ngày 3/4 cho biết công ty “không có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm 3M đã bị thu giữ. 3M không có hồ sơ về bất kỳ đơn đặt hàng về máy trợ giúp hô hấp nào từ Trung Quốc cho cảnh sát Berlin”. Cảnh sát Berlin cho biết rằng họ không thể xác nhận liệu đơn hàng đã được đặt với 3M hay chưa.

Đạo luật Sản xuất Quốc phòng của chính phủ Mỹ đã gây khó khăn cho một số nhà cung cấp có hợp đồng nước ngoài. Luật được đưa ra năm 1950 này trao cho chính phủ quyền lực rất lớn trong các trường hợp khẩn cấp để chỉ đạo sản xuất công nghiệp. 

Ảnh: AFP
 Ảnh: AFP

Trước đó,  ngày 2/4,Tổng thống Donald Trump đã đăng trên Twitter chỉ trích 3M vì đã tìm cách xuất khẩu thiết bị y tế: “Hôm nay chúng tôi cảm thấy thất vọng với 3M sau khi thấy những gì họ đang làm với sản phẩm khẩu trang của họ. Phải áp dụng Luật Sản xuất Quốc phòng. Họ sẽ phải trả giá đắt”.

Ngày 3/4, 3M đưa ra cảnh báo “ngừng tất cả việc xuất khẩu khẩu trang được sản xuất tại Mỹ có thể sẽ khiến các quốc gia khác trả đũa và làm điều tương tự”. Điều này tỏ ra có lý khi các kho dự trữ giảm dần và các quốc gia bắt tay vào cuộc “săn tìm kho báu toàn cầu” đối với các thiết bị bảo vệ và thiết bị y tế.

Hôm 3/4, Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Arancha González Laya cho biết một đơn hàng máy thở đã được thanh toán đang bị chặn lại ở Thổ Nhĩ Kỳ. “Có một lô hàng máy thở trong tình hình hiện nay sẽ không thể rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vì chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng đó là ưu tiên hàng đầu cho việc điều trị bệnh nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ”, bà González Laya cho biết.

“Điều họ đảm bảo là, trong một khoảng thời gian hợp lý, trong vòng một vài tuần, họ sẽ cung cấp những vật tư đó cho Tây Ban Nha một lần nữa”, bà González Laya nói thêm.

“Hớt tay trên” bằng tiền

Nhiều quan chức Pháp cũng đã bày tỏ lo ngại về những khó khăn trong việc đảm bảo giao hàng khi các khách hàng khác trả giá cao hơn họ. 

Ngày 2/4, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã nói về “những khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm từ các đơn đặt hàng không phải lúc nào cũng được giao.” Theo ông, khó khăn đến từ nhiều phía, trong đó bao gồm cả nhu cầu lớn của Mỹ, từ Châu Âu và cả thế giới.

Người đứng đầu của hai khu vực ở Pháp đã cáo buộc rằng khách hàng Mỹ, không xác định rõ ai, đã cố tình trả cho các nhà cung cấp Trung Quốc cao gấp ba hoặc bốn lần giá thỏa thuận để chiếm lấy các nguồn cung quan trọng.

Renaud Muselier, người đứng đầu khu vực Sud, trong một vài cuộc phỏng vấn với CNN đã cáo buộc rằng một đơn đặt hàng từ một khu vực Pháp đã bị phía Mỹ mua và chiếc máy bay chuẩn bị bay sang Pháp thay vào đó đã đến Mỹ.

Jean Rottner, người đứng đầu khu vực Grand Est, cũng nói với đài phát thanh Pháp RTL rằng đây là “một trận chiến hàng ngày” để đảm bảo các đơn đặt hàng vật tư y tế. “Thực sự là trên đường băng, người Mỹ đến, rút tiền mặt và trả gấp ba hoặc bốn lần cho các đơn đặt hàng chúng tôi đã thực hiện, vì vậy chúng tôi phải chiến đấu”, ông Rottner cho biết.

Valérie Pécresse, người đứng đầu khu vực Île-de-France, cho biết nhiệm vụ tìm kiếm khẩu trang là một “cuộc săn tìm kho báu toàn cầu”. “Chúng tôi đã đặt hàng nhưng không thể hoàn thành vì những người khác sẵn sàng trả gấp ba lần giá thị trường”, Pécresse nói với đài phát thanh Franceinfo, dù không nói rõ “người khác” ở đây là ai.

Không rõ thực thể nào của Mỹ - cấp liên bang, tiểu bang hoặc thương mại - có thể đã cố gắng đảm bảo các đơn đặt hàng cho Pháp. CNN đã liên lạc với Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội Mỹ  nhưng chưa nhận được phản hồi.

Đại sứ quán Mỹ tại Pháp cho biết Mỹ “không mua bất kỳ khẩu trang nào dành cho việc giao hàng từ Trung Quốc đến Pháp”

Chính phủ Brazil cũng tuyên bố rằng nhu cầu khẩu trang tại Mỹ đang hút sạch nguồn cung sẵn có. Bộ trưởng Y tế nước này, Luiz Henrique Mandetta, ngày 3/4 cho biết rằng nhiều đơn mua khẩu trang phòng độc mà Brazil dự kiến sẽ hoàn thành để có thể tự cung cấp lại đã giảm đi. 

Ông nói thêm rằng Mỹ đang gửi các máy bay chở hàng lớn đến Trung Quốc để mang các thiết bị y tế về nước.

“Điều tương tự cũng xảy ra với khẩu trang phòng độc”, Mandetta nói. “Chúng tôi đã mua chúng, họ giao phần đầu tiên. Phần thứ hai, ngay cả khi có hợp đồng, mọi thứ đã ký, với số tiền sẵn sàng trả, họ nói rằng họ không còn hàng”.

Các quan chức Tây Ban Nha và Pháp nói rằng các nút thắt hậu cần tại Trung Quốc đã làm tăng thêm vấn đề vận chuyển PPE. Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa phát biểu trước một ủy ban quốc hội ở Madrid tuần trước rằng mọi người đang cố gắng mua đồ từ Trung Quốc.

Đại diện của một khu vực của Pháp, Center Val de Loire, nói với CNN rằng đơn hàng của họ đã bị chuyển hướng đến sân bay Trịnh Châu do tắc nghẽn tại sân bay Thượng Hải. Một số khu vực của Pháp cho biết họ sẽ gặp vấn đề trong việc đảm bảo nguồn cung cấp. Bourgogne Franche Comté đã đặt hàng 4 triệu khẩu trang nhưng đang đặt hàng hai nhà cung cấp khác nhau trong trường hợp một nhà cung cấp không giao hàng.

Ảnh: CNN
 Ảnh: CNN

Bài học đáng giá từ khủng hoảng

Trong khi đó, các chính phủ đang trưng dụng những gì họ có thể - kiểm tra các mối quan hệ và liên minh hiện có. Tháng trước, chính phủ Pháp cho biết họ sẽ giữ tất cả các khẩu trang được sản xuất tại nước này.

Một công ty của Pháp, Valmy SAS, có nghĩa vụ chuyển hướng một đơn đặt hàng PPE từ Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh, một khách hàng thường xuyên của họ. Một đại diện của công ty ở Anh cho biết đơn đặt hàng này đã bị chặn bởi các quan chức hải quan tại bờ biển Pháp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng việc tích trữ và thiếu thiết bị bảo vệ đang khiến các bác sĩ và y tá “bị đe dọa” khi phải chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Một tháng trước, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết “giá khẩu trang phẫu thuật đã tăng gấp 6 lần, mặt nạ N95 có giá gấp ba lần và áo choàng bảo hộ có giá gấp đôi”. 

“Nguồn cung có thể mất vài tháng để đáp ứng, thao túng thị trường đang diễn ra phổ biến và hàng thường được bán cho người trả giá cao nhất”, ông nói.

Và nhu cầu thiết bị y tế đã tăng theo cấp số nhân kể từ thời điểm đó.

Một số chính phủ châu Âu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự khó khăn trong việc có được thiết bị bảo vệ cho nhân viên y tế. Tại Đức, người đứng đầu bang Bavaria, Markus Söder, cho biết Đức sẽ cần “hàng tỷ khẩu trang” để chống lại COVID-19.

Một số chính phủ châu Âu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự khó khăn trong việc có được thiết bị bảo vệ cho nhân viên y tế. Tại Đức, Thủ tướng bang Bavaria Markus Söder cho biết hôm thứ Năm rằng Đức sẽ cần "hàng tỷ khẩu trang" để chống lại coronavirus. "Chúng ta phải trở nên độc lập hơn với thị trường thế giới, vì sự an toàn của công dân. Đó là một trong những bài học rút ra từ thời gian này", ông nói trên Twitter.

Ở Tây Ban Nha, các công đoàn lao động đã phàn nàn về việc thiếu thiết bị bảo vệ cho nhân viên y tế. 

Giữa tình hình khan hiếm, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Anh đều đang cố gắng đẩy nhanh sản xuất thiết bị bảo vệ trong nước giữa tình hình khan hiếm, tuy nhiên, điều này khó mà hoàn thành trong một sớm một chiều, trong khi dịch COVID-19 đang gây áp lực căn thẳng lên tất cả các bệnh viện trên toàn thế giới.