"Chân dung" những đại tin tặc

Theo đánh giá của các chuyên gia an ninh mạng của Mỹ,  trong những năm gần đây, tội phạm công nghệ cao đang có chiều hướng gia tăng mạnh, xuất hiện nhiều dạng tội phạm tinh vi và táo tợn, gây thiệt hại nghiêm trọng...

Theo đánh giá của các chuyên gia an ninh mạng của Mỹ,  trong những năm gần đây, tội phạm công nghệ cao đang có chiều hướng gia tăng mạnh, xuất hiện nhiều dạng tội phạm tinh vi và táo tợn, gây thiệt hại nghiêm trọng...

“Thủ lĩnh” Jonathan James
Đứng đầu danh sách này là Jonathan James. Năm 16 tuổi, y bị kết án về tội "tin tặc", tấn công hệ thống máy tính của Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

cc
Jonathan James

Theo thú nhận của James, một backdoor đã được cài vào một máy chủ DTRA- phân ban trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe doạ từ vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và các loại vũ khí nguy hiểm khác.

Backdoor nói trên đã giúp James xem được nhiều thông tin bí mật, lý lịch trích ngang lẫn mật khẩu của người sử dụng. Ngoài ra James còn tấn công vào các máy của NASA đánh cắp phần mềm trị giá gần 1,7 triệu USD.

NASA buộc phải đóng các hệ thống máy tính này, tổn thất khoảng 41.000 USD và nhiều thiệt hại liên quan khác chưa tính hết. James bị kết án tù 10 năm.
 

Adrian Lamo – tin tặc vô gia cư
Adrian Lamo được mệnh danh là homeless hacker (tin tặc vô gia cư) nhưng lại rất nổi tiếng bởi hành động táo tợn, cả gan thâm nhập vào hệ thống máy tính của các công ty, doanh nghiệp  nổi tiếng như báo The New York Time và Microsft.

cc
Homeless hacker

Sử dụng ngay Internet ở quán cà phê để thâm nhập vào các mạng máy tính lớn, theo Lamo, ban đầu chỉ là thử nghiệm, nhưng đã phát hiện ra những lỗ hổng trong an ninh nên tiếp tục tiến hành khám phá, sau đó lại thông báo ngay cho những công ty này biết về những thiếu sót của họ.

Nạn nhân của Lamo có cả Yahoo, Ngân hàng Bank of America, City Group và Cingular...

Sau khi bị lộ tẩy, Lamo bị kết án tù giam 6 tháng,  2 năm quản thúc, hết hạn ngày 16/1/2007 và hiện đang là nhà báo, phát ngôn viên và từng được trao giải về báo chí.
 
Kevin Mitnick – tin tặc tuổi teen
Kevin tự phong là Hacker poster Boy (Hacker tuổi teen), còn Bộ Tư pháp Mỹ thì gọi Kevin là tin tặc nguy hiểm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, trở thành nhân vật chính của hai phim Freedom DownTime và TakeDown.

cc
Kevin là tin tặc nguy hiểm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

Kevin từng thâm nhập vào mạng ARPANet -  tiền thân của mạng Internet ngày nay, thâm nhập tiếp vào mạng máy chủ của Lầu Năm Góc, hồ sơ Bộ Quốc phòng, vào hệ thống máy tính Digital Equipmet Corporatin.

Ngoài ra Kevin còn thâm nhập vào cả mạng điện thoại và hệ thống cảnh báo quân sự của Mỹ rồi bị bắt. Kevin bị tù 5 năm và hiện đã trở thành một chuyên gia sản xuất, tư vấn máy tính   kiêm phát ngôn viên có hạng.

 
Kevin Poulsen – tin tặc “chẳng giống ai”
Kevin Poulson còn có tên gọi khác là Dark Dante, nổi tiếng trong phi vụ thâm nhập vào hệ thống máy chủ điện thoại KIIS- FM của hãng LARadio.

"Chân dung" những đại tin tặc ảnh 4
Kevin Poulson còn có tên gọi khác là Dark Dante

Poulsen  đã thâm nhập vào hệ thống dữ liệu của Cơ quan An ninh Mỹ, sau đó tiếp tục thâm nhập vào hệ thống máy chủ của hãng LARadio.

Hành động tin tặc của Poulsen cũng "chẳng giống ai", tấn công vào hầu hết các đường dây điện thoại của Mỹ, làm đảo lộn các số liệu điện thoại ghi trong Yellow Page, hậu quả làm cho nội dung cuộc điện thoại trở nên lộn xộn.

 Đặc biệt, Poulsen còn can thiệp bằng cách chuyển mạch để chiếm số 102 - số đoạt giải thưởng một chiếc ôtô Porsche 944-S2 trong khuôn khổ chương trình khuyến mại tại khu vực này.

Năm 1991, Poulsen bị bắt, bị phạt tù giam 5 năm. Khi mãn hạn, Poulsen chuyển sang làm nhà báo và hiện là Tổng biên tập tờ Wired News, có công phát hiện ra 744 vụ xâm phạm tình dục.

 
Robert Tappan Morris – cha đẻ “sâu” Morris Worm
Là con của ông Robert Morris - cựu chuyên gia nổi tiếng ở Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ và là người nổi tiếng sáng tạo ra “sâu” Morris Worm - một loại virút máy tính đầu tiên được tung lên mạng Internet.

"Chân dung" những đại tin tặc ảnh 5
Morris phát tán 99 mã nguồn độc thông qua virút

Năm 23 tuổi, sau khi tốt nghiệp ĐH Cornell, Morris phát tán 99 mã nguồn độc thông qua virút nói trên lây nhiễm hàng loạt máy tính trên quy mô toàn cầu, với mức thiệt hại nghiêm trọng.

Ngoài 3 năm quản thúc, Morris còn bị phạt 10.500USD. Hiện Morris là giáo sư thỉnh giảng ở Trung tâm Khoa học và Thí nghiệm trí tuệ nhân tạo thuộc Viện Công nghệ MIT, tham gia trong một số dự án lớn nghiên cứu về máy tính, tin học.

 
Stephen Wozniak – tin tặc…có đạo đức
Wozniak được xếp vào danh sách White hat Hacker (tin tặc mũ trắng hay tin tặc có đạo đức), được ví là một " Steve " của hãng Apple, từng được trao giải Công nghệ quốc gia và Tiến sĩ danh dự của ĐH Retteriy và ĐH Southeasten, thậm chí còn được ghi danh trên đại lộ danh tiếng những nhà phát minh quốc gia của Mỹ hồi tháng 9/2000.

"Chân dung" những đại tin tặc ảnh 6
Wozniak được xếp vào danh sách White hat Hacker

 
Wozniak bắt đầu "sự nghiệp" tin tặc bằng cách tạo ra các hộp, thiết bị màu xanh,  có thể bỏ qua cơ chế chuyển mạch của điện thoại, tạo ra những cuộc gọi đường dài miễn phí.

Sau này, Wozniak tập trung chủ yếu vào công việc từ thiện, trong đó các dự án đỡ đầu cho Trường Los Gatos ở California, cung cấp các phương tiện giảng dạy cho trường này cũng như phát triển tài năng công nghệ tin học.

 
Tim Berners- Lee – Người phát minh
 Berners - Lee nổi tiếng là người phát minh trang web World Wide Web (WWW) để người dùng có thể truy cập, vào ra dữ liệu Internet, từng được trao giải công nghệ Thiên niên kỷ (MTP) nhưng khi còn là sinh viên ĐH Oxfood, con người này đã bị bắt về tội thâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính chủ của trường.

"Chân dung" những đại tin tặc ảnh 7
Berners - Lee nổi tiếng là người phát minh trang web World Wide Web (WWW)

 
Richard Stallman – hacker láu lỉnh
Richard Stallman nổi tiếng từ dự án mang tên GNU Project - nơi Richard Stallman phát minh ra một hệ thống vận hành miễn phí có tên là Serious Bio, giúp người thao tác có thể vận hành máy tính một cách tự do, thoải mái.

"Chân dung" những đại tin tặc ảnh 8
Hacker láu lỉnh

Nhưng Richard Stallman còn nổi tiếng hơn trong dự án Emacs và là một trong những hacker láu lỉnh, tấn công vào hệ máy tính chủ của Viện Công nghệ MIT, làm cho hệ thống máy tính này bị giảm khả năng truy cập tới các trung tâm thí nghiệm.
 
Tsutomu Shimomura – kẻ bị “chơi đểu”
Tsutomu Shimomura trở nên nổi tiếng trong hoàn cảnh rất đặc biệt, bởi lẽ là một hacker đẳng cấp nhưng Tsutomu lại bị một hacker khác là Kevin Mitnick đề cập ở trên "chơi đểu", buộc Tsutomu Shimomura phải hợp tác và giúp FBI tóm gọn đồng nghiệp.

"Chân dung" những đại tin tặc ảnh 9
Tsutomu Shimomura thâm nhập vào mạng tự động AT&T, nghe lén những cuộc điện thoại
 

Chính Tsutomu Shimomura thâm nhập vào mạng tự động AT&T, nghe lén những cuộc điện thoại gọi đến và gọi đi ở Capital Hill mà không hề hay biết đang bị FBI theo dõi.

Vụ án sau này được Tsutomu cùng nhà báo John Markoff viết thành sách, được chuyển thể thành phim, trong đó có những phần tự thú của chính Tsutomu Shimomura về những lỗi lầm của mình.

Khắc Nam(Theo ITS)