SOS khi dùng cà chua không đúng cách

(PLO) - Mùa cà chua đã bắt đầu cùng với những đợt gió mùa Đông Bắc. Nhưng đừng vì những lợi ích tuyệt vời của loại quả đẹp mắt này mà các bà nội trợ bỏ quên những cảnh báo SOS khi dùng cà chua không đúng cách. 
SOS khi dùng cà chua không đúng cách
Cà chua có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống chống nhiễm trùng. Cà chua chứa hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ và vitamin cực kì tốt cho sức khỏe và làm đẹp.
Các nhà khoa học đã chứng minh chất lycopene có trong cà chua đã nấu chín có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Ăn cà chua cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư đầu và cổ.
Ăn nhiều cà chua có khả năng giúp chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh, giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu.
Sử dụng cà chua có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch liên quan đến tiểu đường.
Các nhà khoa học cũng đã đưa ra kết luận: Nên nấu chín cà chua để nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ loại quả này. Nấu chín  cà chua có thể làm gia tăng tác dụng của chất  lycopene giúp tăng cường cơ chế bảo vệ giúp ngăn ngừa viêm và đông máu.
Tuy nhiên, sẽ lợi bất cập hại nếu khi sử dụng cà chua mà không loại bỏ hạt, cuống. Bởi hạt cà chua cũng như hạt ổi, khi ăn vào khó tiêu hoá. Nếu thường xuyên ăn hạt cà chua sẽ dễ gây viêm ruột thừa, táo bón, nguy cơ biến chứng  không lợi cho sức khoẻ, nhất là với trẻ em. Đối với cuống cà chua – đây là nguy cơ dễ gây ngộ độc đối với người sử dụng. 
 
Ăn cà chua xanh là một việc làm vô cùng tai hại. Bởi cà chua xanh có chứa chất độc solanine, khiến khoang miệng có cảm giác đắng chát kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, và nôn khi ăn phải. 
Mặc dù cà chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cà chua lại dễ gây ra bệnh sỏi thận. Cũng bởi chứa rất nhiều vitamin K, nên nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Người bệnh Gút cũng không nên ăn cà cua vì cà chua có chứa hàm lượng purin khá lớn. Nếu ăn cà chua khi mắc bệnh gút sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong cà chua cũng sẽ gây ra phản ứng kết tủa khi gặp axit uric vô cùng tai hại.
Cà chua cũng không phải là loại trái cây nên có trong thực đơn của người bị sỏi thận. Vì cà chua chứa hàm lượng kali và vitamin C lớn có thể sẽ làm tăng kích thước của sỏi thận và sỏi mật. Bởi hi kali kết hợp với canxi trong nước tiểu sẽ kết tủa thành sỏi trong thận và mật./.

Đọc thêm