Với quan điểm quan tâm ưu tiên mở rộng chính sách đối với đối tượng trực tiếp là người có công, tiếp đến là thân nhân của người có công Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới.
Với quan điểm quan tâm ưu tiên mở rộng chính sách đối với đối tượng trực tiếp là người có công, tiếp đến là thân nhân của người có công Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới.
Người không nơi nương tựa được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng
Pháp lệnh mới quy định có 3 mức trợ cấp tiền tuất hàng tháng khác nhau đối với thân nhân của 1 liệt sỹ, thân nhân của 2 liệt sĩ và thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên. Đồng thời, nếu các thân nhân này là người không nơi nương tựa có điều kiện cuộc sống khó khăn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.
Để thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực thi hành của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung dự kiến là ngày 01/09/2012. Tuy nhiên, đây là thời điểm gần cuối năm, ngân sách nhà nước đã phân bổ xong nên để bảo đảm tính khả thi của các chế độ, chính sách mới, Điều 3 dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý theo hướng quy định rõ thời điểm có hiệu lực thi hành đối với chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được thực hiện từ ngày 01/9/2012; các chế độ, chính sách còn lại sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. |
Trợ cấp tuất nuôi dưỡng chỉ áp dụng một mức, không phân biệt thân nhân của một hay nhiều liệt sĩ. Quy định như vậy bảo đảm được tính chất, ý nghĩa của trợ cấp ưu đãi và trợ cấp tuất nuôi dưỡng.
Đồng thời, Pháp lệnh sửa đổi cũng bổ sung một số nguyên tắc trong thực hiện chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng để bảo đảm tính công bằng trong thụ hưởng chế độ cụ thể, người có công với cách mạng thuộc hai nhóm đối tượng người có công trở lên khi chết thì thân nhân chỉ được hưởng trợ cấp tiền tuất của một đối tượng; Thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất của 2 đối tượng người có công với cách mạng trở lên mà thuộc diện được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng thì chỉ được hưởng 1 suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng.
Mở rộng chế độ bảo hiểm y tế
Theo quy định mới, sẽ mở rộng việc cấp bảo hiểm y tế cho một số nhóm thân nhân người có công, gồm:Con của liệt sĩ không thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Các chế độ ưu đãi khác cũng được chỉnh lý, sửa đổi theo hướng có lợi hơn cho người có công.
Công nhận bệnh binh bị tâm thần do bệnh cũ tái phát
Theo Bộ Quốc phòng, hiện nay cả nước có khoảng 5.650 trường hợp quân nhân, công an nhân dân thuộc các trường hợp nói trên, nhập ngũ trước tháng 12/1989, đa số các đối tượng này đều đã từ 45 tuổi trở lên. Hầu hết các trường hợp này từng bị căng thẳng, rối loạn tâm lý do sốt rét ác tính kéo dài, do sức ép bom, đạn, mìn, do áp lực điều kiện chiến trường ác liệt hoặc được phân công làm công tác quy tập, di chuyển thi thể liệt sĩ thời gian dài, đã được điều trị bệnh tạm ổn và được xuất ngũ về địa phương.
Hiện nay, các đối tượng này bị tâm thần do có liên quan đến bệnh cũ, suy giảm khả năng lao động trên 70%, bản thân không tự chủ được, mọi sinh hoạt trong đời sống do gia đình chăm sóc, điều trị; một số đối tượng không có thân nhân chăm sóc, sống lang thang, chính quyền địa phương phải đưa vào trung tâm quản lý tâm thần hoặc trung tâm bảo trợ xã hội.
Do vậy, việc công nhận bệnh binh để Nhà nước có chế độ, chính sách hỗ trợ, chăm sóc đối với các trường hợp thuộc diện này bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên là cần thiết. Vì vậy, Pháp lệnh đã có quy định về vấn đề này.
Thu Hằng