Thiếu những quy định cụ thể về đặt tiền thay tạm giam

Một trong những lý do các cơ quan tố tụng hiện nay rất dè chừng trong việc áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo thay thế biện pháp tạm giam (theo điều 93 BLTTHS), là do thiếu những quy định cụ thể của pháp luật. Vấn đề này sẽ được tháo gỡ khi Thông tư hướng dẫn mới được ban hành.

Một trong những lý do các cơ quan tố tụng hiện nay rất dè chừng trong việc áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo thay thế biện pháp tạm giam (theo điều 93 BLTTHS), là do thiếu những quy định cụ thể của pháp luật. Vấn đề này sẽ được tháo gỡ khi Thông tư hướng dẫn mới được ban hành.

Một phiên tòa xét xử. Ảnh minh họa
Một phiên tòa xét xử. Ảnh minh họa

Có căn cứ không bỏ trốn mới được đặt tiền

Theo Bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo), Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn việc áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam được xây dựng trên cơ sở quán triệt chủ trương tăng cường áp dụng biện pháp ngăn chặn không hạn chế tự do của bị can, bị cáo nhằm khoanh hẹp phạm vi áp dụng biện pháp tạm giam, đã được đề ra trong Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

Việc xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch này cũng được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm trong thời gian qua, kế thừa và phát triển những ưu điểm, khắc phục những bất cập trong việc áp dụng biện pháp này.

Một trong những vấn đề gây lúng túng cho cơ quan tố tụng đó là điều kiện để áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm. Hướng dẫn vấn đề này, dự thảo thông tư quy định rõ, chỉ áp dụng đặt tiền, tài sản bảo đảm đối với những bị can, bị cáo có nhân thân tốt (ví dụ: chưa có tiền án tiền sự; thành khẩn, ăn năn, hối lỗi; là thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng; là người chưa thành niên và đang đi học)

Quan trọng nữa, bị can, bị cáo phải có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo mức mà cơ quan tiến hành tố tụng quyết định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên mà không có hoặc không đủ tiền, tài sản bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp;

Để “chặn” nguy cơ khi đặt tiền, bị can bị cáo được tại ngoại có thể bỏ trốn, dự thảo quy định điều kiện “Có căn cứ để tin rằng, bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc không tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội”.

Tuy nhiên, với quy định này có ý kiến cho rằng cần quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn. Việc quy định “có căn cứ tin rằng” dễ dẫn đến sự áp dụng tùy tiện mang tính chủ quan.

Ưu tiên những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Dự thảo Thông tư nói trên quy định rõ mức tiền, trị giá tài sản bảo đảm cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt. Theo đó, mức đặt không được dưới mức: 10 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 50 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 150 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; và 350 triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Dự thảo cũng có quy định ưu tiên một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định mức tiền, trị giá tài sản thấp hơn nhưng không dưới 1/2 của các mức tương ứng nói trên đối với bị can, bị cáo thuộc một trong các trường hợp như: Bị can, bị cáo cư trú tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; gia đình của bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo; thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng; phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người mắc bệnh hiểm nghèo mà có nơi cư trú rõ ràng, người trên 70 tuổi hoặc người trên 60 tuổi nhưng thường xuyên ốm đau, bệnh tật; người chưa thành niên; người lao động chính trong gia đình.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng so với “thời giá” hiện nay mức đặt tiền còn thấp, nếu quy định như dự thảo sẽ khả năng đặt “tràn lan”. Còn việc ưu tiên đặt không dưới ½ mức tương ứng, nhiều ý kiến đồng tình bởi quy định này cũng thể hiện tính nhân đạo, phù hợp với chính sách hình sự hiện hành nhưng đề nghị không nên “mở” đến quá nhiều đối tượng để tránh việc dễ dãi, tùy tiện.

Muốn đặt tiền phải có đơn đề nghị

Khi xét thấy có đủ điều kiện có thể áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm, cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án phải gửi cho bị can, bị cáo thông báo về việc họ có thể đề nghị được đặt tiền, tài sản bảo đảm kèm theo mẫu đơn đề nghị và mẫu giấy chấp thuận đặt tiền, tài sản bảo đảm thông qua cơ sở giam giữ.

Trong thời hạn một ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo và mẫu đơn, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển cho bị can, bị cáo để họ làm đơn đề nghị được đặt tiền, tài sản bảo

(Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn việc áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam)

Việt Hòa

Đọc thêm