Thủ tục đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý

(PLO) - Theo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) vừa được Quốc Hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3, việc đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý được tiến hành như sau:
 Thủ tục đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý

Các tổ chức sau đây có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 14 của Luật này tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của mình được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý: Tổ chức hành nghề luật sư có ít nhất 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức; Tổ chức tư vấn pháp luật có tư cách pháp nhân có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức.

Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý đăng ký về phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về thủ tục đăng ký, cấp, thay đổi, thu hồi, cấp lại Giấy đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. 

Điều 14. Lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Sở Tư pháp căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý, nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương và các điều kiện sau đây để lựa chọn tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý:

a) Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;

b) Có uy tín trong hành nghề luật sư hoặc tư vấn pháp luật;

c) Có ít nhất 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;

d) Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;

đ) Không đang trong thời gian phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật. 

 (Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực)

Đọc thêm