Thực phẩm bẩn tràn chợ - Quản lý bó tay!

Vấn đề mất ATVSTP ngày càng “nóng”. Do đó, công tác hậu kiểm được coi là “cứu cánh” số 1 tại thời điểm này.

Vấn đề mất ATVSTP ngày càng “nóng”. Do đó, công tác hậu kiểm được coi là “cứu cánh” số 1 tại thời điểm này.

mh

Hàng “bẩn” vẫn tung tẩy

 Báo cáo của các địa phương cho thấy, từ năm 2004-2008 cả nước có 906 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.180 người mắc và  267 người chết. Năm 2009 có tổng số 152 vụ với 5.212 người mắc và 35 người chết.

Thống kê với 5 bệnh truyền qua thực phẩm (tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn) từ năm 2000-2006, toàn quốc có 6.091.039 người mắc; tỷ lệ mắc giun sán trong cộng đồng cũng rất cao với hơn 60.000.000 người đang mang giun sán trong người…

Trong khi đó, theo Bộ Y tế, tình hình thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng , hàng thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ; các vi phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh. Cụ thể, năm 2009, việc sản xuất rượu không đảm bảo có xu hướng gia tăng và đã gây ra các vụ ngộ độc rượu lớn với những các chết rất thương tâm.

 Rồi, tại Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), mỗi ngày có tới trên 100 tấn hoa quả vào Việt Nam nhưng chất lượng các sản phẩm này hầu như không được kiểm định…
 Trong đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước đã kiểm tra15.895 vụ, xử lý 12.023 vụ vi phạm, trong đó có 3.515 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 2.012 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng; 4.512 vụ kinh doanh trái phép… 

Rồi một loạt các sự kiện: Mực khô được làm bằng “cao su”; kẹo phát sáng, hộp xốp đựng cơm có chứa chất gây ung thư; nước cam chứa chất kích dục; thực phẩm biến đổi gen… đã khiến người tiêu dùng hết sức lo lắng.

Công tác hậu kiểm sẽ được tiến hành thường xuyên

 Để “trấn an” dư luận, tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Phong Phó Cục trưởng Cục ATTP Bộ Y tế khẳng định: Không chỉ bây giờ mà trước kia, Cục ATTP đã tiến hành kiểm nghiệm một số mẫu hộp xốp trên thị trường nhưng không phát hiện yếu tố bất thường nào.

 Sau khi có thông tin hộp xốp có chứa chất gây ung thư, Cục đã tiếp tục chỉ đạo lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm nghiệm, kết quả cho thấy, cả 42 mẫu hộp xốp đều không có chứa chất độc hại này, một vài mẫu có nhưng dưới mức cho phép 8000-10.000 lần; 10 mẫu do Viện Kiểm nghiệm Quốc gia kiểm nghiệm cũng cho kết quả tương tự.

mh

Trước thông tin trong nước cam chứa chất gây kích dục ở Malaixia, ông Phong cũng cho hay, Cục đang trong quá trình thu thập và kiểm chứng thông tin bởi cơ quan thanh tra này không nói rõ tên sản phẩm cũng như đơn vị sản xuất, nó có mặt ở Việt Nam không? Sau khi có đầy đủ thông tin và biết nó đang lưu hành ở Việt Nam, Cục sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm và sẽ sớm thông báo kết quả để người dân biết.

Ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam:


Việc thanh tra, kiểm tra thường do các đoàn thanh tra của các cơ quan chức năng thực hiện, nhưng nếu làm theo kiểu thanh tra có báo trước, có chuẩn bị thì thường rất khó phát hiện những sai sót để uốn nắn. Do đó, cần có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, hoặc kiểm tra của chính người tiêu dùng bình thường. Mặt khác, một tác động hết sức quan trọng không những đến hành vi của các nhà chế biến, kinh doanh, mà còn có tính quyết định đến toàn bộ chuỗi thực phẩm an toàn là thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Để quyết định được thái độ và hành vi của mình, người tiêu dùng không chỉ cần giác ngộ về vai trò và trách nhiệm của mình mà còn cần có hiểu biết về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, được thông tin chính xác về loại thực phẩm, địa chỉ nhà sản xuất vi phạm. Vì vậy, các kết quả thanh tra, kiểm tra sau khi kiểm tra lại chính xác, cần thông báo rộng rãi, kịp thời cho người tiêu dùng. Sự kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra, phát hiện và hành vi của người tiêu dùng sẽ có tác dụng giải quyết tận gốc, lâu dài hiện tượng vi phạm…”.


 Liên quan đến việc các thực phẩm biến đổi gen, ông Andrew W.Speedy, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam cho biết: Phần lớn các thực phẩm biến đổi gen được sản xuất hiện giờ với mục đích tăng cường khả năng miễn dịch và chống chọi với thời tiết, sâu bệnh, cỏ dạị, bổ sung vitamin…
tế, cũng chưa có một bằng chứng nào cho thấy những ảnh hưởng của công nghệ này đối với cơ thể con người.Tuy nhiên, “chúng ta vẫn phải tiến hành nghiên cứu để đánh giá độ rủi ro của chúng” – ông Andrew nhận định.

 Theo ông Phong, từ nay đến hết năm 2010, công tác thanh, kiểm tra hậu kiểm sẽ tiếp tục được thực hiện với các chuyên đề khác nhau. Bộ Y tế sã thành lập 39 đoàn thanh, kiểm tra hậu kiểm tại các tỉnh, thành trọng điểm về tình trạng mất ATVSTP, đảm bảo đánh giá, phát hiện và xử lý các vi phạm về ATVSTP, tránh tình trạng “công bố một đằng, sản xuất một nẻo”./.


Trà Long

Đọc thêm