Một lý do khác gây nên hiện tượng này là những thay đổi xảy ra trong cơ thể người mẹ do sự hiện diện của đứa trẻ. Khi trẻ phát triển lớn hơn, tử cung chiếm nhiều không gian hơn sẽ gây áp lực lên dạ dày và quá trình tiêu hóa thức ăn có xu hướng trào lên phía trên.
Các triệu chứng thường gặp của chứng ợ nóng bao gồm: nóng ran dưới cổ họng, cảm giác chua miệng, đau ngực hoặc đau vùng bụng trên, ho, thở khò khè, nuốt khó, liên tục tiết nước bọt, nghẹt thở…
Một số thực phẩm sau có thể khắc phục hiệu quả chứng ợ nóng.
Hạnh nhân
Hạnh nhân rất giàu axit béo có thể giúp đối phó với nồng độ axit có mặt trong dạ dày. Do đó, hãy cố gắng ăn 4-5 quả hạnh nhân mỗi ngày. Hạnh nhân cũng là thực phẩm bổ sung những chất dinh dưỡng có lợi giúp nuôi dưỡng đứa trẻ trong bụng.
Nha đam
Nước nha đam là một trong những biện pháp đơn giản và dễ dàng điều trị chứng ợ nóng. Chúng có công dụng làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm và chữa lành đường ruột. Tốt nhất nên uống nửa ly nước nha đam trước khi ăn để hạn chế những cơn ợ nóng khó chịu.
Nước dừa
Với tác dụng giúp trung hòa axit trong dạ dày, nước dừa là thức uống tuyệt vời để đối phó chứng ợ nóng.
Hạt thì là
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra, hạt cây thì là hỗ trợ hiệu quả trong việc cải thiện quá trình tiêu hóa. Có thể đun sôi 2 muỗng cà phê hạt thì là và sau đó lọc lấy nước để uống hoặc nhai hạt thì là nhiều lần trong ngày cũng có thể ngăn chặn chứng ợ nóng.
Giấm táo
Ợ nóng xuất phát từ nguyên nhân giảm nồng độ axit trong dạ dày và giấm táo có công dụng làm tăng lượng axit này lên. Tuy nhiên, giấm táo không làm giảm chứng ợ nóng nếu bạn bị viêm loét dạ dày. Pha loãng một muỗng canh giấm táo và uống là giải pháp tuyệt vời để giảm chứng ợ nóng trong thai kỳ.
Đu đủ
Đu đủ giàu enzyme có tác dụng cải thiện quá trình tiêu hóa và giúp làm dịu dạ dày. Ăn đu đủ chín mỗi ngày có thể hạn chế chứng ợ nóng.
Gừng
Gừng hấp thụ axit có trong dạ dày và là công cụ đắc lực trợ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Có thể ăn gừng tươi, pha trà hoặc chế biến cùng các món ăn yêu thích.
Mật ong và sữa
Dùng hỗn hợp mật ong và sữa cũng có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và làm dịu dạ dày. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa như sữa ít chất béo, lá húng quế, thực phẩm lên men, nước ép trái cây, kẹo cao su cũng có thể giúp khắc phục hiện tượng khó chịu này.
Song song việc tiêu thụ những thực phẩm có công dụng làm giảm chứng ợ nóng, các bà bầu cần tránh những thực phẩm làm trầm trọng thêm hiện tượng này, như: thức ăn cay và nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, caffeine, sô cô la, cà chua, hành tây…
Kế đến khi ngủ cần nằm ở vị trí thích hợp; tránh ăn nhiều và ăn nhanh; không ngủ ngay sau bữa ăn. Nếu quá buồn ngủ, nên nằm xuống bên trái sẽ tránh được sự tích tụ axit trong dạ dày, đồng thời cho phép các chất dinh dưỡng và máu lưu thông thuận tiện về phía em bé; tránh mặc quần áo chật bởi trang phục chật sẽ làm tăng áp lực lên bụng; cố gắng duy trì tư thế thẳng khi ngồi; uống nhiều nước (nhưng tránh uống quá nhiều trong bữa ăn vì sẽ gây áp lực lên cơ vòng thực quản).
Nhai kẹo cao su sau bữa ăn cũng giúp tăng tiết nước bọt và trung hòa axit trong dạ dày; thường xuyên theo dõi cân nặng. Bạn bị thiếu cân hay thừa cân cũng có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe bao gồm cả chứng ợ nóng.