Phần lớn các đại biểu góp ý: Dự thảo Luật Trồng trọt cần định nghĩa vùng đất đặc thù; khái niệm về nông nghiệp chính xác; giải thích rõ hơn về từ ngữ “nông nghiệp thông minh”; về các hành vi bị nghiêm cấm cần bổ sung vào điều kiện cấm của dự thảo Luật; về quy định điều kiện sản xuất mua bán giống, cần bổ sung thêm điều kiện về nguồn nhân lực để kiểm duyệt giống một cách hiệu quả; cần xác định lại cụm từ “cây trồng giả” vì gây hậu quả rất lớn cho người sản xuất.
Thực tế tại các địa phương nhiều loại giống cây mac – ca trồng nhiều năm không có quả, cây sa kê thì kém chất lượng do đó Bộ NN&PTNT cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Đối với Luật Chăn nuôi, nhiều ý kiến cho rằng ngành chăn nuôi nước ta trong nhiều năm qua đã có tốc độ phát triển nhanh cho giá trị kinh tế lớn nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, cần có chính sách đủ mạnh và chiến lược để phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chuỗi khép kín, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý môi trường; cần bổ sung thêm những quy định về chế biến, bảo quản, mua bán và tiêu dùng để phát triển chăn nuôi theo chuỗi, bền vững.
UBKHCN&MT cho biết sẽ tổng hợp và báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại các kỳ họp tới.