Triển vọng điều trị bằng Afatinib cho bệnh nhân châu Á mắc ung thư phổi

(PLO) -Tại Hội Nghị Ung Thư Phổi Châu Á Thái Bình Dương (APLCC) của Hiệp Hội Quốc Tế Về Nghiên Cứu Ung Thư Phổi (IASLC) năm 2014 (diễn ra ngày 7/11 tại Kuala Lumpur), hãng dược phẩm Boehringer Ingelheim đã công bố các dữ liệu từ một phân tích phân nhóm đã định trước của thử nghiệm then chốt Giai Đoạn III LUX-Lung 3.

Thử nghiệm này đã chứng tỏ rằng các bệnh nhân Châu Á mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) có loại đột biến EGFR phổ biến nhất, (đứt đoạn 19; del19), đã sống khoảng thời gian lâu hơn đáng kể sau khi nhận điều trị bước một bằng GIOTRIF® (afatinib) so với điều trị bằng hóa trị liệu (lần lượt là 33,3 so với 22,9 tháng). Điều này tương đương với việc giảm đáng kể 43% nguy cơ tử vong. 

Chứng minh lợi ích làm tăng thời gian sống thêm toàn bộ là một bước tiến then chốt của việc điều trị NSCLC và là một thành quả quan trọng đối với các bệnh nhân. Ở Châu Á, mỗi năm có hơn 900.000 ca mới được chẩn đoán mắc ung thư phổi.Tỉ lệ mắc đột biến EGFR hiện hành ở các bệnh nhân mắc NSCLC ở Châu Á là khoảng 40%, và del19 chiếm 50% những trường hợp đột biến này, cho thấy một nhóm với số lượng đáng kể các bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi có thể được hưởng lợi từ việc điều trị bằng afatinib.
Afatinib còn được báo cáo đã mang đến những lợi ích khác nữa như kéo dài thời gian sống sót không tiến triển bệnh, cải thiện đối với các triệu chứng liên quan đến bệnh ung thư phổi (ho, khó thở, đau ngực) và chất lượng cuộc sống tốt hơn đáng kể, so với dùng liệu pháp hóa trị.

Đọc thêm