Người trong cuộc và người xem: Lỗi tại ai?
Những ngày qua, các buổi livestream (phát trực tuyến) của streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) nói về chuyện tình của nam streamer này cùng với một vài cá nhân khác đã thu hút hàng triệu lượt xem và được nhiều người đánh giá là “Drama” tình ái “hot” (nóng) nhất thời gian này.
Hhàng triệu người, trong đó phần lớn là giới trẻ (độ tuổi dưới 35), đã chọn “cắm chốt” xem livestream để theo dõi cuộc đối chất phanh phui tình cảm - đời tư, tranh cãi và cả những phát ngôn phản cảm của ViruSs và những người khác. Nhưng rồi, sau những ồn ào ấy, nhiều chủ thể bắt đầu đưa ra quan điểm rồi thả vào dư luận “hòn đá” nghi vấn là: có hay không một chiến dịch truyền thông “bẩn” được dàn dựng tinh vi, nhằm trục lợi từ chính sự tò mò và “lệch chuẩn” về thị hiếu thích “hóng” chuyện của một bộ phận không nhỏ cư dân mạng.
Nhiều ý kiến cho rằng tất cả diễn ra như một vở kịch được dàn dựng có chủ đích: thu hút sự chú ý, tạo xung đột, thổi phồng cảm xúc và cuối cùng là... kiếm tiền từ sự hiếu kỳ - thông qua tương tác trên mạng xã hội. Hay nói cách khác, là một dạng truyền thông “bẩn”.
![]() |
Buổi livestream của streamer ViruSs thu hút rất đông người xem. |
Một số quan điểm được đưa ra là nam treamer đã lấy đời tư làm mồi câu, lấy ca từ phản cảm làm chiêu trò gây sốc để đổi lấy lượt xem, lượt nghe, lượt theo dõi. “Drama” theo đúng kịch bản đó được dựng lên nhằm phục vụ mục đích thương mại - là lợi nhuận khi sau mỗi lượt livestream, số lượt theo dõi của các bên đều tăng vọt, kéo theo là lợi ích tài chính từ quảng cáo hay các hợp đồng thương mại...
Thế nhưng, vì nội dung vô bổ, ngớ ngẩn, đôi khi còn hài hước, nhiều chủ thể bắt đầu lên án, phê phán, cho là truyền thông “bẩn”, rồi đưa ra lý lẽ, căn cứ rồi nói “vi phạm quy định sử dụng mạng xã hội” về mặt pháp luật và thuần phong mỹ tục…
Thế nhưng, giữa thời hiện đại với công nghệ, thông tin được mở rộng, không ai xem ép buộc được ai phải xem những gì hay tiếp nhận thông tin, theo dõi gì. Đồng ý rằng có thể trong sự việc này, một số phát ngôn, nội dung chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục hay văn hoá của Việt Nam. Đừng chỉ phê phán một phía khi ai cũng cần sửa đổi. Bởi, nhìn nhận sự việc một cách khách quan và toàn diện, phải chăng mỗi người trước khi lên án, “đổ lỗi” cho người thực hiện hãy xét cả “lỗi” và ý thức, văn hoá xem của mọi người.
Cần tự chủ tiếp cận thông tin
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nga - Giảng viên Học viện báo chí và tuyên truyền, nước ta hoà mạng Internet toàn cầu vào năm 1997 và chỉ sau hơn 20 năm, đến nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia “có tương tác cao với Internet”.
Theo báo cáo toàn cảnh Digital Việt Nam của We Are Social và Hootsuite, tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người sử dụng Internet, tương đương 79,1% so với tổng dân số, tăng thêm 5,3 triệu người (+7,3%) so với đầu năm 2022. Điều này cho thấy vẫn còn khoảng 20,9% dân số Việt Nam (khoảng 20,6 triệu người) chưa tiếp cận được với Internet, mặc dù tỷ lệ này đã giảm đi gần 6% so với mức 26,8% của năm 2022.
Ở Việt Nam, các mạng xã hội như Facebook, Tiktok, YouTube, Instagram... được sử dụng còn cao hơn các nước có công nghệ phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
![]() |
Bà Nguyễn Thanh Nga - Tiến sĩ Tâm lý học, Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Ảnh: Gia Hải). |
Do đó, dưới một góc độ nào đó, có thể coi không gian mạng là một môi trường văn hóa, thông tin, góp phần phản ánh đời sống của con người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ bởi không ít người đã và đang thực hiện các giao tiếp, quan hệ, công việc, tình cảm… trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, giống như khi chưa “bùng nổ” thông tin và sách vẫn là “nguồn” tư liệu, hiểu biết thì văn hoá đọc cần được lưu tâm thì đến thời đại này, dưới sự bùng nổ của mạng xã hội, thông tin, xu hướng giữa các quốc gia dường như không còn biên giới thì “văn hoá xem” cũng cần được quan tâm.
Tiến sĩ Nga cho rằng, việc xem gì, theo dõi gì, nếu pháp luật cho phép chính là quyền của mỗi người, mỗi công dân. Vì vậy, trước khi lên án hay phê phán các chủ thể cung cấp, đang tải, phát những nội dung cho rằng “xàm xí, vô bổ” thì mỗi người hãy tự trang bị cho mình một thư viện hiểu biết để “làm chủ” văn hoá xem, văn hoá tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc, hữu ích và có ý nghĩa.
Thạc sĩ Luật Hoàng Anh Tuấn cũng đưa ra quan điểm, việc một người lên mạng xã hội để tiếp cận những thông tin, nội dung mà pháp luật không cấm chính là quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do của mỗi người. Tuỳ theo nhu cầu, mục đích, mỗi người có thể chỉ cần nắm biết thông tin, đón đầu xu hướng hay đơn giản chỉ là giải trí. Thậm chí, có người, dành thời gian trên mạng xã hội đơn giản chỉ để giải trí.
Từ “Drama tình ái của nam streamer” những ngày qua, đã đến lúc mỗi người cần ý thức để tự làm chủ sự tiếp cận thông tin, đừng chỉ vì tò mò mà lãng phí thời gian, tâm trí hay “mua về” sự bức xúc, phẫn lộ dù chẳng liên quan rồi sau đó lại lên án, phê phán chính những nội dung mà bản thân đã quan tâm, mất thời gian trước đó.
Thạc sĩ Tuấn Anh cũng cho biết, trên thực tế, cũng đã có trường hợp các đối tượng xấu lợi dụng sự tò mò, quan tâm đến những nội dung trên mạng xã hội mà lập những “đường link ma quỷ” khiến nhiều người đã vô tình rơi vào “cạm bẫy” lừa đảo, bị “mất tiền oan”. Do đó, mỗi người hãy là tự trạng bị những hiểu biết cần thiết để là người dùng mạng xã hội thông minh, có văn hóa, có hiểu biết để không trở thành “chú heo đất” ai đưa gì vào cơ thể cũng được, để không xảy ra tình trạng thông tin nào cũng nhận, nội dung nào cũng xem, sự việc nào cũng theo dõi.