Ngành tư pháp đóng góp thiết thực vào công cuộc nông thôn mới trên toàn quốc

(PLVN) - Chiều 6/12, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012 – 2021 đã diễn ra tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An). 
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp Nghệ An.
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp Nghệ An.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì hội nghị, cùng với đại diện Vụ thi đua khen thưởng, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật; Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) đại diện Sở tư pháp và Cục thi hành án các địa phương.

Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên đã trình bày báo cáo tóm tắt tổng kết chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thon mới giai đoạn 2010 -2020. Theo đó, thực hiện Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới; Kế hoạch số 2611/KH-BTP ngày 3/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát động phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012 – 2020.

Toàn ngành Tư pháp đã đẩy mạnh các hoạt động tư pháp hướng về cơ sở; tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, tiến bộ và hiệu quả các lĩnh vực quản lý công tác tư pháp, đặc biệt là những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến quá trình xây dựng nông thôn mới, góp phần tháo dỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tạo lập cơ chế chính sách và môi trường pháp lý thuận lợi để tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi Chương trình Quốc gia và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 

Toàn cảnh Hội nghị
 Toàn cảnh Hội nghị

Xác định công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức, nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, tư tưởng chỉ đạo cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến kết quả thực hiện phong trào thi đua, do đó Bộ Tư pháp đã đặc biệt quan tâm đẩy mạnh, phổ biến, quán triệt kịp thời sâu rộng, đồng bộ các quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật. Nhiều sở tư pháp đã có những đổi mới sáng tạo trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người dân.

Với đặc thù của công tác THADS là thường xuyên tiếp xúc với người dân, các cơ quan THADS đã lồng ghép việc tuyên truyền, PBGDPL và vận động nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu phát biểu tại hội nghị
 Thứ trưởng Phan Chí Hiếu phát biểu tại hội nghị

Công tác kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật (QPPL) của ngành tư pháp được triển khai có hiệu quả, chất lượng ngày càng được nâng cao. Năm 20111 đến nay, Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra đối với 26.520 văn bản do bộ, ngành và địa phương ban hành. Phát hiện và kiến nghị xử lý đối với 1.052 văn bản trái pháp luật.

Trong đó, công tác kiểm tra văn bản QPPL theo chuyên đề Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện nghiêm túc, bài bản, kịp thời phát hiện những văn bản có dấu hiệu trái luật, kiến nghị xử lý theo đúng quy định. Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra đối với 153 văn bản ban hành từ năm 2013 đến 3/2016 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. Phát hiện và kiến nghị xử lý đối với 15 văn bản có nội dung trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền. 

Tính đến hất ngày 1/5/2019, cả nước có 26.716 báo cáo viên pháp luật, 100% báo cáo viên pháp luật Trung ương có trình độ đại học và trên đại học Luật và 144.591 tuyên truyền viên pháp luật. Tính đến ngày 30/12/2018, cả nước có 107.074 tổ hòa giải được thành lập tại thôn, tổ dân phố với 650.366 hòa giải viên.  Về xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định 619/QĐ-TTg ngày 8/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã đạt chuẩn pháp luật đã đạt được nhiều kết quả to lớn.

Các cá nhân tập thể được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ tư pháp
 Các cá nhân tập thể được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ tư pháp

Năm 2017, có 6.566 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó có 5.049 xã đạt chuẩn (59%); năm 2018 có 8.799 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong đó có 6.876 xã đạt chuẩn (đạt 80%). Việc công nhận các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã đóng góp thiết thực vào 50.8% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên toàn quốc (tính đến tháng 8/2019). Từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2019, các Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước đã thực hiện được 294.964 vụ việc TGPL cho 240.847 lượt người. 

Tổng cục THADS đã chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương chủ động phối hợp với chính quyền địa phương đăng ký tham gia giúp đỡ các xã xây dựng NTM. Tính từ năm 2016 đến nay, toàn hệ thống cơ quan THADS đã hỗ trợ xây dựng 18 nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà tình nghĩa. Ngành tư pháp đã tăng cường củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tích cấp xã đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành bằng văn bản pháp luật của chính quyền cấp xã.

Tính đến 31/10/2018, cả nước có 18.815 người là cán bộ tư pháp  - hộ tịch/ 11.613 xã. Với những thành tích đạt được, giai đoạn 2011 – 2015 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã tặng bằng khen cho 65 tập thể, 56 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”. 

Tại hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến tham luận, nhiều bài học quý báu của các Sở tư pháp, Cục THADS, Chi cục THADS các địa phương trong việc chung sức xây dựng nông thôn mới. Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đánh giá cao những thành quả mà các đơn vị trên cả nước đã đạt được trong phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010- 2020.

Có 51 tập thể và 30 cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”.
 Có 51 tập thể và 30 cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”.

“Chúng ta thấy Bộ Tư pháp chúng ta có nhiều cách thức, biện pháp và phương tiện để tham gia xây dựng nông thôn mới. Đến một giai đoạn  nông thôn mớikhông đơn thuần là cơ sở hạ tầng mà là đời sống tinh thần, là sự hiểu biết pháp luật, là quyền tự do dân chủ được đảm bảo tốt hơn, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân ở cơ sở được bảo vệ tốt hơn. Mà trong việc bảo vệ này thì Bộ tư pháp, ngành tư pháp, các cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự địa phương giữ vai trò hết sức quan trọng”, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh.

Thứ trưởng đề nghị các cơ quan tư pháp, thi hành án dân sự tiếp tục bám sát các quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp nông thôn, về xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ được giao của bộ ngành. Tiếp tục thực hiện việc đánh giá công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. xây dựng cụ thể hóa các tiêu chí thành phần.

Tiếp tục phát động tổ chức phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” trong toàn ngành giai đoạn 2021 – 2025 gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành và từng đơn vị. Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho 51 tập thể và 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Đọc thêm