Vẫn tràn lan đồ chơi độc hại mùa Trung thu

Trong những năm gần đây, thị trường đồ chơi dành cho trẻ em ngày càng phong phú về mẫu mã đa dạng về chủng loại với muôn hình vạn trạng các món đồ từ nhỏ xíu giản đơn cho tới nhiều loại to, đắt tiền với tính năng hiện đại... Tuy nhiên, đồ chơi nội luôn lép vế so với đồ chơi ngoại và thì trường của ta chủ yếu có sự thâm nhập chiếm lĩnh các mặt hàng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc và nó luôn là đang mối lo lắng cho các bậc phụ huynh và các ngành chức năng.

Trong những năm gần đây, thị trường đồ chơi dành cho trẻ em ngày càng phong phú về mẫu mã đa dạng về chủng loại với muôn hình vạn trạng các món đồ từ nhỏ xíu giản đơn cho tới nhiều loại to, đắt tiền với tính năng hiện đại... Tuy nhiên, đồ chơi nội luôn lép vế so với đồ chơi ngoại và thì trường của ta chủ yếu có sự thâm nhập chiếm lĩnh các mặt hàng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc và nó luôn là đang mối lo lắng cho các bậc phụ huynh và các ngành chức năng.

Đồ chơi trung thu truyền thống của Việt Nam và...

Dạo quanh tuyến phố cổ chuyên kinh doanh các loại đồ chơi như: Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Cân, Lương Văn Can (quận Hoàn Kiếm), chúng tôi dễ dàng nhận thấy đồ chơi Trung quốc tràn ngập các sạp hàng. Các nhà sản xuất Trung Quốc khá nhạy cảm trong việc làm kinh tế khi tung ra nhiều loại đồ chơi là các nhân vật hoạt hình hoặc những vật dụng trong các bộ phim hoạt hình đã, đang ăn khách. Đam mê nhân vật của mình, các em nhỏ luôn đòi cha mẹ mua cho mình những đồ chơi hình siêu nhân, yoyo, robo…

Chị Lê Thu Thuỷ, ở Cầu Giấy cho biết: “Nếu trẻ em chơi trong thời gian dài sẽ mất dần tính chủ động, sáng tạo vì những đồ chơi này không cần phải động não, không rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, thách đố sự tính toán mà chỉ cần cho quả pin vào là chạy. Mỗi khi đi mua đồ chơi cho con, tôi chỉ mua nhựa cứng giản đơn và đều tránh mua những đồ chơi được làm bằng kim loại pha lẫn chì vì nó rất độc hại và nguy hiểm đến sức khỏe”.

Theo như tôi được biết thì tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) - một tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới - thông báo các cuộc kiểm tra độc lập của họ đã phát hiện khoảng 70% mẫu đồ chơi trẻ em được lấy mẫu tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồng Kông…có chứa chất phthalate (chất được dùng làm tăng độ dẻo, bền của đồ nhựa có khả năng gây biến đổi hoóc-môn, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật ở cơ quan sinh dục trẻ em...

Mặc dù đã có thông tin về chất độc gây hại đến sức khoẻ từ đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc nhưng trên thị trường Hà Nội cũng như tại nhiều tình, thành phố khác vẫn luôn tràn lan các loại đồ chơi này. Những sản phẩm đồ chơi Trung Quốc tuy chiếm ưu thế hơn đồ chơi trong nước vì giá rẻ lại phong phú về mầu sắc, đa dạng về chủng loại. Song thực tế, đằng sau sự đa dạng ấy, đồ chơi Trung Quốc rất ô nhiễm và độc hại mà đã có không ít kiểm chứng từ các nhà khoa học châu Âu.

...đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc. Ảnh: M.H

Mặt khác, hầu hết các sản phẩm đồ chơi Trung Quốc chỉ là đồ chơi đơn thuần thụ động, ít mang tính giáo dục, thậm chí nhiều loại còn mang tính bạo lực như súng bắn đạn chì, đạn cao su, dao kiếm... làm cho nhiều trẻ em bị thương tổn cơ thể lẫn tinh thần. Bất chấp những cảnh báo các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài các cửa hàng, siêu thị bày bán đồ chơi Trung Quốc, thì một lực không nhỏ là những người bán hàng rong vẫn từng ngày đưa các sản phẩm nguy hại đó tới các con phố, làng quê trên mọi miền đất nước

Đồ chơi Trung Quốc độc hại đã và đang là hồi chuông cảnh báo đối với cơ quan chức năng cần có các biện pháp quản lý, chế tài xử phạt những trường hợp bày bán đồ chơi Trung Quốc. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần có ý thức tự bảo vệ con em mình đừng vì ham rẻ mà quên đi hậu quả khôn lường từ những đồ chơi kém chất lượng.

Mùa trung thu đang tới gần, chính vì thế mà khi dẫn con trẻ đi dạo phố mua đồ chơi, các bậc cha mẹ nên tỉnh táo lựa chọn các loại đồ chơi nào cần mua, nên mua và cái nào không nên mua. Không nên chiều con quá mức khi chúng đòi các món đồ chơi mang tính độc hại cũng như bạo lực. Nên hướng trẻ bằng những thứ đồ chơi giản đơn, đồ chơi dân gian giàu tính sáng tạo, ý nghĩa về giáo dục…

Nguyễn Thanh Sơn

Đọc thêm