WTO-nhiều kỳ vọng chưa thành

Sau 5 năm trở thành thành viên WTO các chỉ số cơ bản của nền kinh tế quốc dân đều ghi nhận mức tăng trưởng khá ổn định. Song, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế nước ta còn nhiều thách thức và khó khăn trước mắt.

Sau 5 năm trở thành thành viên WTO các chỉ số cơ bản của nền kinh tế quốc dân đều ghi nhận mức tăng trưởng khá ổn định. Song, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế nước ta còn nhiều thách thức và khó khăn trước mắt.

WTO
Hội thảo để định vị Việt Nam đang ở đâu sau 5 năm gia nhập WTO

Các Doanh nghiệp chưa thực sự nỗ lực

Bên cạnh những thuận lợi,nhiều chuyên gia nhận định Chính phủ và các Doanh nghiệp cũng gặp không ít những thách thức và khó khăn khi gia nhập WTO trong 5 năm qua.

Tại buổi Hội thảo “5 năm là thành viên WTO, Việt Nam đã và sẽ ở đâu trong quá trình hội nhập?” được tổ chức hôm nay (29/2), bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Giám đốc Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (Mutrap III) nói, “5 năm gia nhập WTO của Việt Nam chưa thể đánh giá đầy đủ về nền kinh tế Việt Nam. Song, cũng đã nhìn thấy sự phát triển phần nào về kinh tế của Việt Nam cùng với những cải cách và sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp trong nước với thế giới.”

Bên cạnh đó, sự khó khăn về tiêu chuẩn quốc tế và những cải cách ban đầu được áp dụng cho các Doanh nghiệp trong nước cùng không ít thay đổi khi mới gia nhập WTO cũng đã tác động khá mạnh tới các Doanh nghiệp tạo những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp trong những năm qua. Song, nhiều chuyên gia nhận định, những khó khăn này một phần cũng do Doanh nghiệp trong nước chưa thực sự chủ động khi gia nhập WTO.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia cao cấp, nguyên Phó Chủ tịch VCCI cho biết, sự phối hợp giữa Doanh nghiệp và Nhà nước còn khá yếu. Cụ thể, 3 vấn đề như: Nhà nước, thị trường và xã hội còn chưa rõ ràng trong phối hợp. “Một phần do các Doanh nghiệp khi mới bắt đầu gia nhập WTO không có sự nỗ lực, bị động và quá phụ thuộc vào Chính phủ.” Bà Lan chia sẻ.

Đồng quan điểm với bà Lan, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại cho biết, nỗ lực của các Doanh nghiệp là điều quan trọng nhất, Doanh nghiệp phải chủ động tích cực, hướng theo tiêu chuẩn. “Đó là việc của Doanh nghiệp, Chính phủ làm mà Doanh nghiệp không làm thì rất có thể Doanh nghiệp sẽ thất bại, khi doanh nghiệp thất bại thì Chính phủ cũng không dám làm. Vì vậy, trước hết Doanh nghiệp phải tự mình vươn lên trên cơ sở hỗ trợ của Chính phủ.”

Cần cải cách các thể chế một cách toàn diện

Giáo sư, Claudio Dordi, Chuyên gia trưởng Dự án Mutrap III cho biết, theo như đánh giá về chính sách và Dự án Mutrap III ở Việt Nam thì tính tới thời điểm này là khá tốt và chưa có nước nào bằng Việt Nam. Tuy nhiên, vị Giáo sư này cũng nói, “chúng ta nên nhìn lại tính minh bạch của những chỉ số, không nên để những chỉ số kinh tế bị kém. Chính phủ nên tập trung cho các chỉ số yếu kém để có thể xử lý kịp thời, tránh những khó khăn cho Việt Nam.”

a
Chất lượng tăng trưởng của nước ta vẫn thấp

Ngoài ra, thực tế cho thấy còn tồn tại một số vấn đề như: chất lượng tăng trưởng thấp. Nhiều chuyên gia cho rằng, các Doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động đầu tư công kém hiệu quả, chi phí kinh doanh còn quá cao, thị trường sản xuất bị bóp méo…còn quá nhiều hạn chế đối với hoạt động FDI….những điều này đã tạo nên không ít yếu kém trong công cuộc hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam.

Tiến sĩ, Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, đến nay thể chế đã có rất nhiều cải thiện. “Tuy nhiên, vẫn tồn tại những yếu kém như: tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan hành chính, tính dự báo và tuân thủ chính sách, tính hiệu quả của cơ chế đối với chính sách...”

Bên cạnh những bất ổn và khó khăn mà thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải cùng với bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đặt ra một vấn đề cấp thiết cho Việt Nam là cần phải cải thiện và có những bước cải cách về thể chế một cách toàn diện ở Việt  Nam. Điều này như một yếu tố then chốt để đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng hơn và phát triển nhanh, bền vững.

TS Thành cho rằng, cải cách thể chế là điều cần làm trong lúc này. Tuy nhiên, để thay đổi thể chế không phải ngày một ngày hai là xong, cần có thời gian và sự nghiên cứu có chọn lọc. “Ngoài ra, cần phải làm tốt các vấn đề rà soát, giám sát, tính thực thi…Nhà nước cũng cần phải lắng nghe các Doanh nghiệp.” Tiến sĩ Thành nhấn mạnh.

Chính phủ cũng nên có những tầm nhìn cùng sự hỗ trợ tốt cho những cá nhân, lãnh đạo xuất sắc. “Chúng tôi thấy Chính phủ có không ít những nhà lãnh đạo, các chuyên gia kinh tế xuất sắc. Họ có một tầm nhìn và sự lãnh đạo rất giỏi. Ngoài ra, việc hỗ trợ cho các cá nhân tầm trung cũng là điều cần chú ý.” Giáo sư, Claudio Dordi chia sẻ thêm, “Chúng tôi không thể hỗ trợ mọi thứ, Mutrap chỉ có thể đóng góp một phần. Quan trọng nhất vẫn là Chính phủ Việt Nam và các Doanh nghiệp cùng người dân Việt Nam.”

Nguyễn Thọ

Đọc thêm