Xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mục tiêu trọng tâm của huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2024, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từng bước xây dựng huyện trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh, phấn đấu đạt các tiêu chí nâng lên thị xã.

Đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu

Năm 2023, trong lĩnh vực kinh tế sản xuất nông nghiệp huyện Đông Hải đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cả năm 194.286 tấn; Sản lượng khai thác cả năm 65.818 tấn (tôm 10.240 tấn, cá 37.061 tấn, thủy sản khác 18.571 tấn), đạt 101,9%. Diện tích nuôi trồng thủy sản 39.513,7 ha, sản lượng thu hoạch cả năm là 128.468 tấn (tôm 97.483 tấn, cá 20.115 tấn, thủy sản khác 10.870 tấn), đạt 100,8%. Diện tích sản xuất muối 1.289,35 ha, sản lượng thu hoạch 25.209,93 tấn, đạt 109,6% kế hoạch, năng suất bình quân 19,55 tấn/ha. Toàn huyện có 746 cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất 2.064 tỷ 060 triệu đồng, đạt 108,6% kế hoạch, tăng 19% so với năm 2022...

Ông Trần Tuấn Kiệt – Chủ tịch UBND huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu).

Ông Trần Tuấn Kiệt – Chủ tịch UBND huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu).

Ông Trần Tuấn Kiệt – Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết: “Được sự quan tâm chỉ đạo UBND tỉnh Bạc Liêu và các Sở, Ngành cấp tỉnh, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Huyện ủy, giám sát chặt chẽ của HĐND huyện, điều hành hiệu quả của UBND huyện và nỗ lực, cố gắng của các ngành, các xã, thị trấn và Nhân dân trong huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, tiến độ thực hiện một số ngành, lĩnh vực chủ yếu như thương mại - dịch vụ, nuôi trồng và khai thác thủy sản tương đối thuận lợi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thu ngân sách đạt chỉ tiêu được giao; công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt; các công trình xây dựng cơ bản triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ.

Chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, đảm bảo ổn định đời sống Nhân dân, đặc biệt là công tác giảm nghèo, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách khó khăn. Quốc phòng - An ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được ổn định.

Cuối năm 2023, huyện đã hoàn thành đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao, trong đó có 04 chỉ tiêu vượt, 9 chỉ tiêu đạt và 2 chỉ tiêu không đạt”.

Năm 2023, huyện Đông Hải đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cả năm 194.286 tấn.

Năm 2023, huyện Đông Hải đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cả năm 194.286 tấn.

Xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị

Ông Trần Tuấn Kiệt – Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết: “Huyện Đông Hải, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Đặc biệt, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từng bước xây dựng huyện trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh, phấn đấu đạt các tiêu chí nâng lên thị xã.

Ưu tiên đầu tư cho 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Triển khai các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch; thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, nâng cấp mở rộng đường giao thông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; từng bước xây dựng thị trấn Gành Hào đạt chuẩn văn minh đô thị. Đồng thời, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân, nhất là khu vực nông thôn”.

Muối Bạc Liêu từ lâu đã có bảo hộ thương hiệu, huyện Đông hải cũng là nơi sản xuất muối lớn và chất lượng hàng đầu tại miền Tây và cả nước, được người tiêu dùng ưa thích.

Muối Bạc Liêu từ lâu đã có bảo hộ thương hiệu, huyện Đông hải cũng là nơi sản xuất muối lớn và chất lượng hàng đầu tại miền Tây và cả nước, được người tiêu dùng ưa thích.

Cũng trong năm 2024, huyện Đông Hải đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển chuỗi giá trị sản xuất ngành tôm ứng dụng công nghệ cao là điểm nhấn, làm tốt công tác quản lý, hướng dẫn quy trình và có giải pháp bảo vệ môi trường nước phục vụ nuôi tôm tôm siêu thâm canh xử lý nước thải đảm bảo đúng quy định; gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chuỗi liên kết và bao tiêu sản phẩm gắn với việc phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm OCOP, hỗ trợ, tạo điều kiện tìm đầu tư cho sản phẩm. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển đoàn tàu có công suất lớn, thiết bị hiện đại, có khả năng đánh bắt xa bờ, nhiều ngày trên biển,…

Năm 2024, huyện Đông Hải nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm OCOP, hỗ trợ, tạo điều kiện tìm đầu tư cho sản phẩm.

Năm 2024, huyện Đông Hải nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm OCOP, hỗ trợ, tạo điều kiện tìm đầu tư cho sản phẩm.

“Thời gian tới, huyện Đông Hải tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; đào tạo nguồn nhân lực; kêu gọi đầu tư các lĩnh vực phát triển kinh tế biển, công nghiệp, du lịch, nông nghiệp công nghệ. Song song đó, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thân thiện, thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, vận động Nhân dân tham gia xây dựng, sửa chữa cầu, đường giao thông nông thôn với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải nói.

Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế huyện Đông Hải.

Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế huyện Đông Hải.

Đặc biệt, huyện Đông Hải có vị trí chiến lược tọa lạc tại cửa sông Gành Hào - vịnh biển nước sâu với tổng giá trị gia tăng kinh tế của huyện lên đến 14.350 tỷ đồng. Huyện đặc biệt tập trung vào mũi nhọn kinh tế biển theo định hướng của Chính phủ.

Đọc thêm