Quy định TNDS dành cho xe máy
Chính phủ ban hành nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/1/2021 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/3/2021.
Chính sách mới có ít nhất 5 quyền lợi vượt trội cho người mua và người thụ hưởng bao gồm được cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử bên cạnh bản giấy, phí bảo hiểm có thể cao hơn tối đa 15%, thời hạn bảo hiểm kéo dài tối đa 3 năm, có quy định rõ việc tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và đơn giản hóa hồ sơ bồi thường bảo hiểm.
Cụ thể, nghị định quy định thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ và không quá 30 ngày kể từ khi nhân được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và đối đa là 3 năm. Đối với xe cơ giới còn lại thời hạn bảo hiểm tối thiểu 1 năm.
Cũng theo nghị định, người tham gia giao thông phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh nghị định này, người đi xe máy mua bảo hiểm bắt buộc TNDS sẽ phải theo một số quy định.
Trong đó, Thông tư số 04/2021/TT-BTC của Bộ tài chính quy định mức trách nhiệm bảo hiểm bảo bắt buộc dân sự của chủ xe cơ giới về thiệt hại về người là 150 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn. Mức trách nhiệm thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt giao thông đường bộ quy định chủ xe khi tham gia giao thông nếu không có hoặc không đem theo Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ bị xử phạt theo quy định. Mức xử phạt đối với xe máy là 100.000 đồng đến 200.000 đồng và 400.000 đồng -600.000 đồng đối với xe ô tô.
Ý nghĩa nhân đạo cần lưu tâm
Tai nạn giao thông xảy ra là điều không ai mong muốn. Trong nhiều trường hợp, người gây tai nạn không có khả năng chi trả khắc phục thiệt hại của những người khác hoặc thiệt hại với nạn nhân tai nạn giao thông...từ đó nảy sinh những vấn đề có tác động, ảnh hưởng lớn đến công bằng an sinh xã hội.
Vì vậy, pháp luật đã quy định bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc đối với chủ xe cơ giới để nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông, thể hiện rõ ý nghĩa nhân đạo của chính sách, bảo đảm nguồn hỗ trợ đủ lớn và kịp thời cho các nạn nhân nhanh chóng khắc phục tổn thất về người và tài sản mà không phụ thuộc vào việc người gây tai nạn có khả năng chi trả hay không.
Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn giúp chủ xe, người điều khiển phương tiện nhanh chóng ổn định cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh nếu không may gây ra tai nạn giao thông. Đây là bảo hiểm chi trả cho bên thứ ba chứ không phải trả cho người mua bảo hiểm và được thế giới đánh giá là chính sách an sinh-xã hội cần thiết.
Cụ thể, Nghị định số 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ thực hiện công tác chi hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân tử vong trong tai nạn giao thông đối trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm. Mức chi hỗ trợ nhân đạo là 30% mức trách nhiệm bảo hiểm /1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong; 10% mức trách nhiệm bảo hiểm /1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Người dân cần được hỗ trợ giải đáp về công tác chi hỗ trợ nhân đạo Hãy gọi ngay số điện thoại 0948485285 để được tư vấn về hỗ trợ nhân đạo trong bồi thường bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.