Cần làm rõ, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân liên quan
Đó là quan điểm của Luật sư Nguyễn Khắc Bảo – Trưởng văn phòng luật sư Mỹ Đức, Đoàn luật sư TP Hà Nội về vụ việc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm ngang nhiên xâm hại, phá dỡ, xây dựng trong khu di tích quốc gia đặc biệt khi chưa được các cơ quan chức năng cấp phép xây dựng.
Theo Luật sư Bảo, Luật di sản văn hóa đã quy định rất rõ vấn đề bảo vệ, bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt. Theo đó, vị trí Cty Tùng Lâm tiến hành phá dỡ, xây dựng lại nằm trong vùng bảo vệ II của di tích (Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích).
|
Khu Nhà thờ Tam tổ Trúc Lâm tan hoang sau khi bị xâm hại. |
Luật sư Bảo cũng cho biết thêm: Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.
Luật sư Bảo nhận định, trước những thông tin báo PLVN phản ánh trong thời gian qua, Cty Tùng Lâm đã vi phạm với mức độ nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ, bảo tồn di tích và cần được các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân liên quan.
Điểm b, Khoản 1, Điều 34: Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Và có thể bị xử phạt theo khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 23 nghị định 158/2013/NĐ-CP.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại công trình văn hóa, nghệ thuật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
|
Luật sư Nguyễn Khắc Bảo - Trưởng văn phòng luật sư Mỹ Đức |
Sở VHTT&DL thanh tra, đình chỉ xây dựng công trình vi phạm
Trước đó, như PLVN đã thông tin về vụ việc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm (Đơn vị được giao quản lý, vận hành, xây dựng khu danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh) tự ý phá dỡ công trình Nhà thờ Tam tổ Trúc Lâm tại nhà ga cáp treo số 1, phá vỡ cảnh quan khu di tích quốc gia đặc biệt này.
|
Nhà ga cáp treo trong quần thể khu di tích "biến" thành khu tập thể công nhân của Cty Tùng Lâm. |
UBND TP Uông Bí cho biết, ngay khi nhận được thông tin, TP đã chỉ đạo Phòng văn hóa cùng cán bộ UBND xã Thượng Yên Công tiến hành kiểm tra, đình chỉ xây dựng công trình vi phạm, cũng như ra công văn yêu cẩu Cty Tùng Lâm xin phép các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, Cty Tùng Lâm tiếp tục xây dựng, “phớt lờ” những yêu cầu trên.
Ngày 23/10 vừa qua, tổ công tác liên ngành của Sở VHTT&DL cùng UBND TP. Uông Bí và UBND xã Thượng Yên Công đã tiến hành thanh tra vi phạm xây dựng đối với công trình Nhà văn hóa truyền thống thờ Tam tổ Trúc Lâm do Cty Tùng Lâm làm chủ đầu tư.
Kết thúc buổi kiểm tra ngày 23/10, tổ công tác liên ngành đã yêu cầu Cty Tùng Lâm phải dừng ngay mọi hoạt động xây dựng, chờ ý kiến chính thức của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin sự việc tới bạn đọc./