Xử lý thế nào khi ô tô đang chạy mà vô lăng bị khóa cứng?

(PLVN) - Hiện tượng vô lăng ô tô bị khóa cứng khi xe đang chạy có thể gây hoang mang và nguy hiểm cho tài xế. Đây là một vấn đề phổ biến trên các mẫu xe giá rẻ và phổ thông.
Ảnh minh họa

Khi gặp tình huống này, tài xế cần đặt cả hai tay chắc chắn lên vô lăng để giữ được sự kiểm soát, vì điều khiển xe trong tình trạng này sẽ đòi hỏi nhiều sức lực hơn. Sau đó, cần chọn một vị trí an toàn để dừng xe và bật đèn cảnh báo để thông báo cho các phương tiện khác biết về tình trạng của mình.

Tiếp theo, tài xế nên kéo phanh tay, nhả vô lăng, cài số về P và tắt động cơ. Sau khi dừng xe, không nên chạm vào vô lăng cho đến khi sẵn sàng khởi động lại động cơ.

Nếu các bước trên không giải quyết được vấn đề, có thể ổ khóa vô lăng của xe đã bị hư hỏng và cần được thay mới. Trong trường hợp này, nên liên hệ với dịch vụ sửa khóa ô tô chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện tượng vô lăng bị khóa cứng có thể do một số nguyên nhân. Đầu tiên, tài xế tắt động cơ ô tô có thể khiến bơm trợ lực ngừng hoạt động, dẫn đến vô lăng bị khóa cứng. Thứ hai, việc cố tình xoay vô lăng vài độ để chỉnh lại bánh xe cho thẳng sau khi đã đỗ xe và tắt máy cũng có thể gây ra hiện tượng này. Mặc dù tính năng khóa vô lăng rất hữu ích trong một số trường hợp, nhưng khi xảy ra hiện tượng này, nó sẽ cản trở và gây khó khăn cho tài xế.

Trước khi dừng hoặc đỗ xe, tài xế cần kéo phanh tay, nhả vô lăng, cài số về P và tắt động cơ. Sau đó, không nên chạm vào vô lăng cho đến khi sẵn sàng khởi động lại động cơ.

Người dùng có thể kiểm tra và phát hiện các vấn đề liên quan đến hệ thống lái qua một số dấu hiệu. Nếu dầu trợ lực lái ở mức thấp, người dùng hoàn toàn có thể mở nắp ca pô để kiểm tra mức độ dầu trong bình chứa bằng mắt thường. Nếu dây curoa trợ lực lái bị trượt hoặc đứt, xe sẽ phát ra tiếng kêu rít khi đề nổ hoặc khi quay vô lăng. Đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ cũng sẽ sáng nếu dây curoa trợ lực lái đồng thời là dây dẫn động máy phát điện.

Nếu máy bơm dầu trợ lực có vấn đề, điều này có thể làm dây curoa truyền động bị quá tải và gây ra tiếng kêu. Nếu dây curoa đã được siết chặt để khắc phục tình trạng trượt nhưng vẫn kêu, có thể bơm đã bị hỏng.

Nguyên nhân bục ống dầu trợ lực lái thường xảy ra từ từ, vì vô lăng sẽ ngày càng nặng dần. Người dùng có thể phát hiện sự rò rỉ dầu khi bình dầu trợ lực lái dù đã được tiếp đầy nhưng vẫn bị hao hụt theo thời gian. Hiểu rõ và nhận biết sớm các vấn đề liên quan đến hệ thống lái sẽ giúp tài xế đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

Đọc thêm