Đưa sơn mài vào trang phục- xu hướng hot của thời trang xuân hè 2017

(PLO) -Trong suốt 15 năm làm nghề, NTK Xuân Thu từng thực hiện nhiều BST khác nhau nhưng chưa khi nào mà chị bị “đau đầu” như với việc ứng dụng kỹ thuật sơn mài vào những bộ trang phục.

Bộ sưu tập Son  với các mẫu áo dài, áo bông, trang phục hiện đại mang phong cách của Xuân Thu sẽ được giới thiệu tại không gian Pháp cổ (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam- số 1 Tràng Tiền, HN) vào tối ngày 23/4/2017.

Dù có 3 BST khác nhau trong Son nhưng tính xuyên suốt trong mỗi BST riêng lẻ vẫn là yếu tố Lửa, là “sợi dây” văn hóa truyền thống. Chúng được kết nối với nhau để tạo nên sự tổng thể về phong cách của trang phục, riêng lẻ nhưng không tách rời khỏi ý tưởng. 

Son còn mang ý nghĩa ẩn dụ: là "mốc son" đánh dấu chặng đường 15 năm kiên định với thời trang cao cấp. Bởi các sản phẩm mang tính đơn chiếc và làm thủ công tỉ mỉ không phải NTK nào cũng đủ dũng cảm dấn thân.

Son sẽ ra mắt trong sự đón chờ của giới mộ điệu thời trang mang tính nghệ thuật và chứa đựng văn hoa dân gian.

Trong suốt 15 năm làm nghề, NTK Xuân Thu từng thực hiện nhiều BST khác nhau nhưng chưa khi nào mà chị bị “đau đầu” như với việc ứng dụng kỹ thuật sơn mài vào những bộ trang phục. 

Lẽ ra, vào thời điểm cuối năm 2016, NTK cũng sẽ trình diễn BST mới nhưng phần vì tính cầu toàn, kỹ lưỡng, phần do những khó khăn kéo dài hơn dự kiến khiến chị phải rời sang năm 2017. Khi thực hiện ý tưởng táo bạo là đưa sơn mài vào trang phục, chính chị cũng không ngờ nó lại khó khăn và gian truân đến vậy.

Hiện đại xen lẫn truyền thống
Hiện đại xen lẫn truyền thống

Ngay từ khi bắt đầu có ý tưởng, việc rất hiếm người đưa kỹ thuật này vào thời trang đã thôi thúc chị, nhằm tạo sự khác biệt và riêng có- điều tối quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật của người làm nghề nghiêm túc. “Tôi muốn ứng dụng nghệ thuật sơn mài truyền thống với những bước thực hiện đúng cách của các cụ ngày xưa để tạo nên những họa tiết sơn mài độc đáo trên các bộ trang phục”, nhà thiết kế Xuân Thu chia sẻ.

Để thực hiện ý tưởng đó, trong suốt nhiều tháng, chị miệt mài tìm kiếm nghệ nhân ở làng Hạ Thái, làng nghề sơn mài nổi tiếng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nhưng làng nghề xưa nay chẳng còn mấy người làm, có người vẫn giữ nghề nhưng lại không muốn giúp chị bởi số lượng áo không nhiều, trong khi các công đoạn thực hiện thì rất vất vả.

May mắn là cuối cùng, chị đã tìm được một người của dòng họ có truyền thống làm nghề sơn mài lâu đời, rất hứng thú với ý tưởng độc đáo của chị. Tuy nhiên, độ khó và kỳ công của sơn mài không dễ chinh phục chỉ bằng niềm khát khao. Nó thách thức lòng kiên trì và cả sự kiên định của NTK.

Để đưa sơn mài lên áo dài và các trang phục hiện đại, nhà thiết kế và họa sĩ thực hiện các công đoạn một cách tỉ mỉ cũng như làm một bức tranh sơn mài. Khi thực hiện, NTK Xuân Thu không nghĩ rằng đề tài đưa sơn mài vào trang phục lại khó khăn và gian truân như thế...

Đầu tiên là  tạo vóc (theo các cụ thì phải bằng gỗ mít mới đúng tiêu chuẩn), sơn nền ta mầu đen, đưa mầu theo thiết kế, mài, đưa lớp mới sau đó lại mài. Nhiều lần vóc đã có những mầu sắc, tầng lớp khác nhau. Cuối cùng dát vàng bạc vỏ trứng lên.

NTK Xuan Thu đang nâng niu mẫu thiết kế thời trang gắn sơn mài
NTK Xuan Thu đang nâng niu mẫu thiết kế thời trang gắn sơn mài

Ở ý nghĩa sâu xa hơn, Son còn gửi gắm thông điệp: tìm lại nét đẹp vàng son trong kho tàng văn hóa Việt Nam. Mặc dù qua thời gian đã bị mai một nhưng bằng tình yêu nghệ thuật với văn hóa dân gian, NTK Xuân Thu và những người đồng hành đã nỗ lực tìm kiếm và làm cho nó trở nên đương đại, bằng chất liệu, màu sắc và kiểu dáng. 

Đọc thêm