Bởi trước đó, Quốc hội Nam Phi đã bác bỏ phán quyết của ICC, khi cho rằng nước này đã “phạm luật” vì không bắt Tổng thống Omar al-Bashir, khi nhà lãnh đạo Sudan tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 25 tại thành phố Johannesburg hồi tháng 6-2015.
Phiên xử cựu Tổng thống Cote d'Ivoire
Ngày 19-7, các thẩm phán về tội ác chiến tranh của ICC tuyên bố sẽ đưa ra phán quyết liệu ông Laurent Gbagbo có được tại ngoại trong thời gian bị xét xử hay không. Bởi cựu Tổng thống Cote d'Ivoire bị cáo buộc phạm tội chống nhân loại, giết người, hãm hiếp và khủng bố. Dự kiến phiên tòa xét xử ông Laurent Gbagbo và đồng phạm (bắt đầu từ tháng 1-2016), trong đó có cựu lãnh đạo quân đội Charles Ble Goude, có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, khoảng 3.000 người chết trong các cuộc xung đột và bạo động đẫm máu tại thành phố biển Abidjan. Gần nửa năm trước (28-1), luật sư cho ông Laurent Gbagbo đã chỉ trích các công tố viên ICC vì phạm nhiều thiếu sót như điều tra thiên vị, bỏ qua nhiều bằng chứng minh oan cho thân chủ. Ông Laurent Gbagbo đã trở thành cựu nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới bị ICC xét xử kể từ khi tổ chức này được thành lập 14 năm trước (2003-2017).
Theo cáo trạng tại ICC, ông Laurent Gbagbo là nguyên nhân chính gây ra các vụ bạo lực đẫm máu ở Cote d'Ivoire, khiến hơn 3.000 người chết và nhiều người khác bị thương. Bởi ông Laurent Gbagbo đã tổ chức chiến dịch bạo lực để bảo vệ chiếc ghế Tổng thống sau khi thất cử trước ứng cử viên đối lập Alassane Ouattara (hiện là Tổng thống Cote d’Ivoire).
Mặc dù ông Alassane Ouattara được cộng đồng quốc tế công nhận giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 11-2010, nhưng ông Laurent Gbagbo không chấp nhận chuyển giao quyền lực, khiến bạo động xảy ra. Gần 5 năm trước (30-11-2011), ICC thông báo, ông Laurent Gbagbo bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm giống như gián tiếp gây ra các vụ giết người, cưỡng hiếp, cùng các vụ ngược đãi và những hành vi vô nhân đạo khác tại Cote d'Ivoire.
Tổng thống Sudan Omar al-Bashir |
Sự chống đối của Nam Phi
Gần 20 ngày trước (6-7), Chủ tịch Ủy ban Quan hệ và Hợp tác quốc tế của Quốc hội Nam Phi Siphosezwe Masango cho biết, Tổng thống Omar al-Bashir đến Nam Phi không theo lời mời của chính phủ nước này, mà là tham dự hội nghị thượng đỉnh của AU, nên được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao. Nhưng ICC tuyên bố, việc Nam Phi từ chối bắt Tổng thống Omar al-Bashir là không tuân thủ yêu cầu của ICC là trái ngược với Quy chế Rome.
Trước đó (tháng 10-2016), Nam Phi thông báo bắt đầu quá trình xin rút khỏi ICC, nhưng sau đó đã rút lại quyết định này. Cuối năm 2016, ba quốc gia châu Phi là Nam Phi, Burundi và Gambia tuyên bố rút khỏi ICC và gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong cộng đồng quốc tế.
Theo cáo buộc của ICC, Tổng thống Omar al-Bashir phải đối mặt với 10 tội danh, trong đó có diệt chủng, tội ác chiến tranh, chống lại loài người... diễn ra trong cuộc xung đột đẫm máu ở khu vực Darfur năm 2003, khiến ít nhất 300.000 người chết và 2,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Không những phản đối và chỉ trích cáo buộc của ICC, Tổng thống Omar al-Bashir còn kêu gọi các quốc gia châu Phi hành động giống như Nam Phi, Burundi và Gambia. Đồng thời khẳng định, ICC là “công cụ thực dân mới” bởi chỉ nhằm vào các nhà lãnh đạo châu Phi…/.
Hơn 2 năm trước (10-3-2015), một tòa án ở Cote d'Ivoire đã tuyên phạt 20 năm tù giam đối với bà Simone Gbagbo, vợ cựu Tổng thống Laurent Gbagbo, với tội danh "phá hoại an ninh quốc gia".
Ngoài ra, cựu Đệ nhất phu nhân Simone Gbagbo còn bị cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" và "tổ chức băng nhóm vũ trang" sau khi ông Laurent Gbagbo và những người ủng hộ cựu Tổng thống bác bỏ kết quả cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 11-2010.
Cùng phải hầu tòa với cựu Đệ nhất phu nhân Simone Gbagbo còn có Michel Gbagbo, con trai ông Laurent Gbagbo với người vợ trước. Và “cậu ấm” Michel Gbagbo đã bị kết án 5 năm tù vì bị cáo buộc “đóng vai trò trong làn sóng bạo lực khiến hơn 3.000 người chết”./.