6 bí quyết tiết kiệm tốt cho năm 2014

Trong tình hình tài chính vẫn khó khăn, nhà nhà đang thắt chặt chi tiêu thì mua sắm hợp lý là bài toán hóc búa dành cho các bà nội trợ. 7 mẹo sau giúp bạn chi tiền ít hơn mình tưởng.
 
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet 
1. Đổi tất cả tiền cũ sang tiền mới
Ngay cả bản thân chúng ta cũng không ý thức được rằng với những tờ tiền cũ, bẩn, chúng ta có xu hướng tiêu... nhanh hơn, thoải mái hơn so với nếu trong ví toàn tiền mới. Đó là kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tờ The Journal of Consumer Research (tờ Nghiên cứu Tiêu dùng) của Mỹ. Thật may là chúng ta đã có giải pháp đơn giản: Hãy yêu cầu được nhận tiền trả lại mới trong giao dịch mua bán.
Một nghiên cứu thú vị khác trên thị trường nông sản còn cho thấy, người bán thường sẽ bán đắt hơn nếu khách hàng thanh toán bằng tiền cũ thay vì trả tiền mới.
2. Quy về một mối
Trong cuộc sống hiện đại, không ít người có nhiều loại tài khoản. Đó có thể là tài khoản tiết kiệm, tài khoản tín dụng, tài khoản Paypal... Các nhà nghiên cứu ĐH Utah thấy rằng, nếu các dòng tiền vào ra từ chỉ một tài khoản, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát thu chi hơn và kết quả là tiêu ít hơn 10% số tiền lẽ ra sẽ chi tiêu.
3. Hãy... uống nước
Chiến lược tiết kiệm của bạn, thật kỳ lạ, lại liên quan đến việc bạn uống ít nhất 5 chén nước, đợi 45 phút, sau đó thì kiềm chế! Khi các đối tượng tham gia nghiên cứu của ĐH Twente (Hà Lan) làm chính xác các bước trên, họ đã có quyết định tài chính sáng suốt hơn nhiều. Mất nước nhẹ là nguyên nhân của các cơn stress nhẹ. Nếu bạn thuộc tuýp “buộc phải đi mua sắm để giải tỏa tâm lý”, thì tốt nhất hãy thử giải pháp “5 chén nước” trước khi chạy ngay ra trung tâm mua sắm và đốt tiền.
4. Chọn đôi giày cao nhất
Một nghiên cứ từ ĐH Brigham Young đã tìm ra rằng, khi đi mua sắm trên những đôi giày cao gót và vất vả lắm mới giữ được thăng bằng, thì người tiêu dùng thường chọn những món đồ có giá bậc trung. Đây là một “hiệu ứng giao thoa”: Hoạt động thể chất (nỗ lực giữ thăng bằng) có ảnh hưởng đến hoạt động trí não. Do đó, khi bạn dạo bước trong quầy Louboutins, bạn có thể sẽ không mua đồ Louboutins.
Với những người đang mua sắm qua mạng, bất cứ gì bạn làm đòi hỏi giữ cân bằng cũng có ích cho tài chính của bạn, ví dụ tập yoga, ngả ra sau một chiếc ghế không có bản tựa, hoặc đứng bằng một chân.
5. Đi mua sắm khi đầu óc ngổn ngang
Nghiên cứu cho thấy, tâm trạng, thể chất càng thoải mái, người tiêu dùng càng sẵn sàng bỏ tiền mua đồ hơn. Bởi khi đó người mua có thể đánh giá món đồ quá cao và sẵn lòng vung tay để có nó.
Nếu đi mua sắm với tâm trạng còn vương vất chuyện gì khác (như khi vừa tan sở hay trong đầu còn đang theo đuổi những công việc đang chờ làm), người tiêu dùng sẽ suy nghĩ thực tế hơn về giá trị món đồ. Và cùng một món đồ, họ thường sẽ ngã giá nếu chỉ phải chi ít hơn 15%.
Bạn đi mua sắm vào buổi sáng ngày thường trước khi đến chỗ làm còn tiết kiệm được nhiều hơn, vì thời gian hạn hẹp không cho phép bạn mua thêm những món đồ ngoài dự định.
6. Rút ảnh ra, đừng có rút ví
Hãy lấy từ trong túi ra tấm ảnh chụp ngôi trường hay đất nước mà con gái bạn muốn tới học một ngày nào đó, chiếc ô tô gia đình bạn muốn mua để chở bọn nhóc tới trường vào những sáng rét mướt... Bất cứ gì, miễn đó là tấm ảnh chụp một mục tiêu lớn mà bạn ước ao đạt được.
Các nhà nghiên cứu ĐH Toronto và Virginia thấy rằng, khi chúng ta giữ trong mình tấm hình con cái kẹt trong một vấn đề nào đó vì khoản tiền tiết kiệm không đủ, thì ta sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn.

Đọc thêm