Bác sĩ Michael Osit cho biết, sống tích cực là một trong những yếu tố cốt lõi để khỏe mạnh và có được cuộc sống chất lượng cao. Những lợi ích về tinh thần và thể chất của việc sống tích cực có thể kể ra như kéo dài tuổi thọ, có sức đề kháng tốt hơn với các loại bệnh cảm thường gặp và tỉ lệ trầm cảm thấp hơn...
7 phương pháp sau sẽ giúp bạn bắt đầu quá trình tư duy tích cực.
Làm việc chăm chỉ sẽ có được tư duy tích cực. Ảnh minh họa |
1. Chú tâm
“Nhiều người nghĩ rằng, họ cần phải tĩnh lặng và cần để đầu óc trống rỗng để thực hành chú tâm, hoặc họ cần phải dành một lượng lớn thời gian để thực hành nó. Thay vào đó, tôi khuyến khích bệnh nhân của mình tự tạo ra những khoảnh khắc chú tâm cho riêng họ trong ngày”, bác sĩ Jason chia sẻ.
Thay vì nghĩ rằng, bạn chỉ có thể chú tâm khi bạn thực hành một giờ thiền trong không gian dưới ánh nến, hãy xen kẽ thực hành chú tâm trong suốt cả ngày. Việc nghe một bản nhạc yêu đời hay một chương trình radio vui vẻ cũng sẽ giúp đầu óc bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Việc này rất có lợi trong việc giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và tập trung hơn.
2. Bao quanh mình sự tích cực
Để sống tích cực, việc có được những người tích cực xung quanh mình rất quan trọng. Bác sĩ Osit khuyên: “Hạn chế hoặc loại bỏ những mối quan hệ, những người tiêu cực, bi quan mang đến sự tồi tệ hơn cho bạn, ra khỏi cuộc đời bạn. Nếu đó là những mối quan hệ khó có thể cắt đứt hẳn thì hãy ít giao tiếp với họ”.
3. Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng
Thực hiện các hoạt động của cơ thể sẽ giúp thư giãn và làm cho đầu óc tạm rời khỏi những khó khăn đang mắc phải. “Chúng ta vẫn có thể có hai sự việc diễn ra cùng thời gian trong cuộc đời mình. Ví dụ, chúng ta có thể bị căng thẳng và chúng ta cũng có thể dành một giờ trong ngày tập trung tập yoga”, bác sĩ Jason cho biết.
Việc tham gia vào một hoạt động nhẹ nhàng thoải mái có thể chỉ đơn giản là một giờ thư giãn. Nó có thể giúp bạn tập trung trở lại.
Hoat động nhẹ nhàng giúp tái tạo năng lượng. Ảnh minh họa |
4. Xử lý với tình huống xấu nhất
Để ứng phó với một thời điểm khó khăn, việc hình dung ra trường hợp xấu nhất đôi khi lại có ích. “Trong những khoảng thời gian cảm xúc bị chi phối, các suy nghĩ và cảm xúc rất dễ bị phóng đại hoặc trở nên phi lý. Nó có thể làm cho bạn trở nên tiêu cực và lo lắng quá mức. Do đó, bạn cần phải giữ vững quan điểm, đưa ra các bằng chứng, số liệu cụ thể để thấy rõ sự phi lý đó. Thường thì sau đó, bạn sẽ nhận thấy nó không tệ như bạn nghĩ”, bác sĩ Osit khuyên.
5. Vận động
Các nghiên cứu cho thấy, ngay cả những hoạt động ngoài trời ngắn tầm 10 phút một ngày cũng giúp bạn cảm thấy tích cực hơn.
Tham gia khóa học thể dục trực tuyến hay đi thang bộ, hay chỉ đơn giản thức dậy và vận động nhẹ nhàng cũng có thể làm bạn hạnh phúc hơn và giảm các suy nghĩ tiêu cực. Ngay cả những hoạt động nhỏ như nghỉ giải lao giữa lúc làm việc cũng có thể giúp bạn tái khởi động lại.
6. Kiểm soát
Khi con người ta có thể kiểm soát, họ cảm thấy có khả năng tự chủ và cảm thấy tích cực hơn, thay vì cảm thấy mình như là một nạn nhân.
“Đồng thời, để suy nghĩ tích cực, bạn cần chấp nhận những gì mà bạn không thể kiểm soát. Khi bạn chấp nhận việc đó, bạn cũng sẽ ít bị cảm giác mâu thuẫn hơn”, bác sĩ Osit nói.
bản thân mình có thể xử lý được những nghịch cảnh tốt hơn bao giờ hết. Ảnh minh họa |
7. Tự tạo phương thức để lạc quan
Bác sĩ Osit chia sẻ: “Tôi cho rằng tất cả chúng ta được sinh ra với những phần di truyền nhất định. Nhưng với những cố gắng nhất định, bạn có thể thay đổi để suy nghĩ và hành động khác đi trong những khoảng thời gian khó khăn, nếu biết kết hợp những phương thức giúp lạc quan nêu ở trên. Có một số người có năng lực thay đổi nhanh hơn, nhưng nhìn chung, tất cả chúng ta đều có thể thay đổi được”.