Ấm lòng “ATM gạo” đầu tiên ở Hà Nội

(PLVN) - Sau TP HCM, sáng kiến độc đáo cây "ATM nhả gạo" đã có mặt ở Hà Nội. Ngay sau khi biết được thông tin, rất nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn đã đến địa điểm phát gạo để nhận gạo.
Đổ gạo vào bình inox cho "ATM gạo"
Đổ gạo vào bình inox cho "ATM gạo"

Sáng 11/4, chiếc ATM gạo đầu tiên ở Hà Nội đã đi vào hoạt động. Người dân chỉ cần đạp chân vào cảm biến là gạo tự động tuôn chảy ở máy "ATM gạo" miễn phí đặt tại Nhà văn hoá phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy). Đây là nơi chia sẻ khó khăn của người Hà Nội với người lao động nghèo giữa mùa dịch Covid-19.

Tác giả của cỗ máy tự động nhả gạo khi nhấn nút là anh Doãn Thanh Tùng, thành viên một câu lạc bộ cờ vua ở Hà Nội. Anh hưởng ứng lời kêu gọi của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Nhà xuất bản sách Thái Hà.

Chủ nhân của cây ATM gạo đầu tiên ở Hà Nội - ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: "Buổi sáng đang ngồi chơi, tự nhiên đọc báo có tin ở Sài Gòn làm ATM gạo miễn phí, bắt đầu vận hành rồi thấy hay quá. Ngồi với một người anh, tôi nói ý tưởng này hay, vì dịch mà nhiều người đứt bữa. Có những người đi làm ngày nào có tiền ăn ngày đó, không có lương nên đứt bữa thật, không có gì ăn cả. Hơn nữa nếu Sài Gòn làm được sao mình không làm được". 

Ngay sau đó, công cuộc sáng chế cây ATM gạo ở Hà Nội ra đời. Sau khi được bạn bè ủng hộ, đóng góp ý kiến, ông Hùng bắt tay vào làm cây gạo ATM phát gạo cho những người đang khó khăn.

Ông Hùng thuật lại: "Ngay sau khi có ý tưởng, tôi có tham khảo ý kiến bạn bè trên facebook, có nên làm ở Hà Nội không, vừa xong thì rất nhiều người nói làm ngay làm ngay. Mấy khâu đầu tiên, là phải làm được cái máy này. Thứ hai là giấy phép phải đảm bảo an ninh trật tự. 

Kế hoạch của chúng tôi là trong 48 tiếng phải có gạo. 4h chiều hôm qua là có máy, làm đến đêm mới vận hành xong máy. Nguyên tắc, bình, cho ống chảy xuống, ra cho mỗi người bao nhiêu kg. Quyết định tặng 3kg cho người dân. Sài Gòn làm nút ấn tay, mình ấn dùng chân.

Tôi chỉ cần biết là mang gạo cho người nghèo, gạo ai góp cân nào thì góp, không ai góp thì mình mua. Mua gạo, đổ lên thùng cho chảy xuống qua ống. Quy định một đường đi vào, một đường ra. Mỗi người một ngày lấy một lần, chúng ta thử vận hành tốt đã. 

Rất nhiều người phản đối không cho làm, nhưng tôi nói Sài Gòn làm được sao mình không làm được. Chúng tôi không phải dân kỹ thuật, chưa kể mua nguyên vật liệu, cửa hàng đóng cửa hết nhưng mọi người ai có gì giúp nấy. Khi gọi thì có anh nói tôi là thợ hàn, có anh nói tôi góp ống này, tôi có tâm nhưng kêu gọi mỗi người một tay".

Chiếc máy tự chế này được cài đặt mỗi lần chảy ra 3kg gạo.
Chiếc máy tự chế này được cài đặt mỗi lần chảy ra 3kg gạo.
Người dân đến lấy gạo chỉ cần đạp chân vào cảm biến, thay vì ấn bằng tay.
 Người dân đến lấy gạo chỉ cần đạp chân vào cảm biến, thay vì ấn bằng tay.
Mỗi người đến nhận gạo khai báo tên, địa chỉ và được yêu cầu sát khuẩn tay.
 Mỗi người đến nhận gạo khai báo tên, địa chỉ và được yêu cầu sát khuẩn tay.
Mỗi người chỉ được nhận 3kg/ngày.
Mỗi người chỉ được nhận 3kg/ngày.
Mọi người xếp hàng cách nhau 2m để chờ nhận gạo.
Mọi người xếp hàng cách nhau 2m để chờ nhận gạo.
Người lao động nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất vì dịch Covid-19.
 Người lao động nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất vì dịch Covid-19.
Nhiều nhà hảo tâm chuyển gạo đến để máy ATM vận hành thông suốt.

Nhiều nhà hảo tâm chuyển gạo đến để máy ATM vận hành thông suốt.

Tình nguyện viên đã đến giúp đỡ công tác nhận gạo như kẻ vạch để mọi người đứng cách nhau 2m theo quy định khi đến lấy gạo.
Tình nguyện viên đã đến giúp đỡ công tác nhận gạo như kẻ vạch để mọi người đứng cách nhau 2m theo quy định khi đến lấy gạo. 
“Cảm ơn mọi người đã có lòng hảo tâm giúp đỡ những nghèo như chúng tôi vượt qua mùa dịch bệnh. Mỗi ký gạo đều chất chứa tinh thần đùm bọc, lá lành đùm lá rách của đồng bào với nhau”, một phụ nữ chia sẻ khi nhận được 3kg từ máy “ATM gạo”.
“Cảm ơn mọi người đã có lòng hảo tâm giúp đỡ những nghèo như chúng tôi vượt qua mùa dịch bệnh. Mỗi ký gạo đều chất chứa tinh thần đùm bọc, lá lành đùm lá rách của đồng bào với nhau”, một phụ nữ chia sẻ khi nhận được 3kg từ máy “ATM gạo”. 

Hiện tại, điểm phát gạo ở đây đã chuẩn bị sẵn 10 tấn gạo và dự kiến sẽ phát cho người nghèo trong thời gian dài.

Giữa lúc tình hình dịch đang có diễn biến phức tạp, cuộc sống của người dân chịu ảnh hưởng lớn, đặc biệt là người lao động nghèo, không có nguồn thu nhập ổn định. Chính vì vậy, những hành động như thế này giữa mùa dịch đã giúp đỡ phần nào những người gặp khó khăn như vậy. 

Đọc thêm