Cả làng đỏ lửa nấu bánh chưng
Đồng bào miền Trung đang ngập trong lũ, vì vậy, những thực phẩm chín sẵn sẽ thực tế và dễ sử dụng. Bánh chưng nhiều dinh dưỡng, ngon lại no lâu hơn so với mỳ tôm hay các đồ ăn liền, ăn sẵn khác. Đó là lý do người dân ở rất nhiều tỉnh thành đã hối hả cùng nhau gói bánh chưng để gửi về “khúc ruột miền Trung”.
Sau nhiều ngày, người dân xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) hoàn thành gần 2.000 chiếc bánh chưng để ủng hộ đồng bào miền Trung chống chọi với thiên tai. Gia đình anh Nguyễn Phan Mạnh (37 tuổi) ở xóm Tiền Phong (xã La Phù) tấp nập người vào ra suốt 5 ngày qua chung tay, góp sức gói bánh chưng gửi đến đồng bào miền Trung.
Anh Mạnh cho hay: “Hoạt động này xuất phát từ tấm lòng của người dân xã La Phù, không một chút lợi ích cá nhân nào trong này cả. Mọi người khi biết dự định của tôi thì rất khuyến khích, có người gửi gạo, gửi thịt, có người gửi tiền để nhờ mua thực phẩm và có những cô, bác, em... tự nguyện đến gói bánh, luộc bánh ngày đêm. Không khí cả làng chộn rộn gói bánh chưng như Tết nguyên đán nhưng đây là Tết… của sự yêu thương”, anh Mạnh chia sẻ.
Chỉ trong vài ngày, người dân xã La Phù đã kêu gọi ủng hộ tiền, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... cùng nhau gói hơn 10.000 chiếc bánh chưng ủng hộ người dân các tỉnh miền Trung. Người dân cũng đã đóng góp hơn 10 tấn gạo, 1.000 thùng mỳ tôm và hàng trăm triệu đồng. Rồi nữa, thầy trò Trường THPT Vạn Xuân (Hoài Đức, Hà Nội) đã tự tay gói hơn 2000 chiếc bánh chưng gửi đến người dân vùng lũ miền Trung.
Tại Nghệ An, chỉ vài dòng thông tin ngắn gọn trên mạng xã hội kêu gọi mọi người ủng hộ lá dong, gạo nếp, đậu… để gói bánh gửi đến đồng bào miền Trung, rất đông người dân đã chung tay, đồng lòng thực hiện.
Khắp nơi từ huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương đâu đâu cũng có những người dân tham gia canh lửa luộc bánh chưng để kịp chi viện lương thực vùng lũ. Người thì gánh gạo nếp, người mang thịt, người mang đậu… tập trung ở UBND xã, trường học để cùng gói, nấu bánh mong đưa nhanh nhất những chiếc bánh nóng hổi đến với đồng bào bị lũ lụt.
Nhiều người phụ nữ gác lại chuyện gia đình, họ tập trung đến để gói bánh chi viện vào vùng lũ. Các chị em phụ nữ thôn La Khê, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã kêu gọi gói hơn 700 chiếc bánh chưng, kịp thời chia sẻ cho bà con vùng rốn lũ tỉnh Quảng Bình.
Không chỉ có vậy, tại Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân và trường Mầm non Nam Thanh tại thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương (Nghệ An) các học sinh, giáo viên đang cùng gói bánh để gửi vào các vùng lũ giúp họ vượt qua đợt thiên tai này.
Trong vài ngày qua, nhiều tổ chức, đoàn thể tại TP.Đà Lạt và các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đạ Tẻh… tỉnh Lâm Đồng đã cùng gói hàng ngàn bánh chưng, bánh tét kịp gửi ra tặng đồng bào miền Trung đang gánh chịu trận lũ lụt lịch sử.
Với tinh thần “tương thân, tương ái”, người dân Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đã gói 3.500 bánh chưng gửi tới đồng bào miền Trung đang bị ngập lụt. Chia sẻ trên báo Hà Tĩnh, anh Phan Hải - Bí thư Đoàn thị trấn Phố Châu cho biết: Với tấm lòng hướng về Miền trung ruột thịt “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, thị trấn Phố Châu đã kêu gọi người dân trên địa bàn đóng góp mỗi người một ít nguyên liệu để gói 2.000 chiếc bánh chưng gửi đến người dân đang bị mưa lũ cô lập.
Tại xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) từ rất sớm ngày 21/10 cũng đã nhộn nhịp công tác chuẩn bị và cho ra lò 5.000 cái bánh chưng gửi vào ủng hộ đồng bào tâm bão miền Trung. Riêng người dân ở thôn Tiền Thịnh ngoài việc gói bánh chưng, còn làm thêm giò lụa. Mẻ giò lụa đầu tiên đã hoàn thành với trên 100 cái.
Chỉ sau hơn 24 giờ thông báo, ngay trong ngày 20/10 tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có cả trăm người đến tham gia. Ban đầu dự kiến gói khoảng 1.000 chiếc bánh chưng nhưng hiện con số này đã gấp rất nhiều lần. Gần như toàn bộ nguyên liệu do người dân tự nguyện mang đến rồi cùng nhau làm. Nhiều phụ nữ bỏ hẳn buổi chợ và cả những cuộc gặp gỡ trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 để cùng góp công, góp sức, góp chút lòng thành đến người dân các tỉnh Bắc Trung bộ.
|
Bà con vùng lũ vui mừng được tặng lợn giống. |
Bên cạnh đó, người dân ở huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) thức trắng đêm nấu 1.000 bánh chưng ủng hộ vùng lũ lụt miền Trung. Theo thống kê sơ bộ, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đắk Sô, Đắk Nông cũng quyên góp tiền mua được 7 tạ nếp để gói bánh chưng, 22 lốc nước uống và 20 triệu đồng để mua mì tôm và rất nhiều quần áo do người dân mang đến. Các xã như Nam Đà gói 350 bành chưng, bánh tét, bánh ú và nhu yếu phẩm khác; xã Nam Xuân gói gần 1.000 bánh chưng...
Khoảng 100 người dân Bình Dương đã chung tay khẩn trương cùng nhau gói 10.000 chiếc bánh chưng, bánh tét để tặng đồng bào vùng lũ ở miền Trung.
Những người dân tham gia gói bánh chưng đều cho rằng, công việc gói và nấu bánh chưng dù phải mất công từ sáng sớm tới đêm khuya, nhưng ai cũng thấy vui và đều mong muốn những chiếc bánh sớm đến với những người dân vùng lũ đang phải gánh chịu thiên tai. Họ làm bánh cứu trợ bằng cái tâm của mình.
Có khi còn làm kỹ hơn lúc gói cho chính gia đình mình ăn nên không lo về vấn đề ATVSTP, chỉ sợ bánh không kịp vận chuyển đến tay người dân vùng lũ trong thời gian sớm nhất”. Bánh chưng cứu trợ người dân vùng lũ thì những chiếc bánh có hạn sử dụng một tuần, nếu hút chân không thì được lâu hơn, khoảng 2 - 3 tuần.
Tặng lợn, gà cho bà con
Giai đoạn miền Trung rơi vào cảnh lũ lụt, anh Nguyễn Xuân Hòa (SN 1980), ở xã Dân Chủ, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) cũng muốn làm gì đó để giúp đỡ bà con. Anh nói: “Sau bão lũ, người dân cần quay lại với việc sản xuất, trồng trọt. Lúc này, con giống và cây giống là thứ vô cùng quý với họ. Vì vậy tôi nảy ra ý tưởng là sẽ tặng gà giống cho bà con”.
Khoảng 1-2 tuần nữa, lũ rút, người dân sẽ khắc phục thiên tai, quay lại sản xuất. Khi bắt tay tái sản xuất, họ cần giống. Giá gà giống nói riêng cũng như các loại giống cây trồng, vật nuôi khác chắc chắn sẽ tăng nhanh bởi nhu cầu tăng đột biến”, anh Hòa nói. Vì vậy anh Hòa đã quyết định gom gà giống để nuôi tại trang trại mình. Sau đó, anh sẽ tặng cho người dân miền Trung để họ tái sản xuất.
Lứa đầu tiên, anh chuẩn bị khoảng 2.000 con gà giống, tiêm vắc xin đầy đủ và nuôi khoảng 1-2 tuần. Sau đó, số gà sẽ được đóng thùng để chuyển vào miền Trung. Cùng lúc đó, biết kế hoạch giúp miền Trung hồi sinh của anh Hòa, anh Lương Nguyễn Tiến bạn của anh Hòa cũng ủng hộ 2.000 con gà giống để gửi vào miền Trung.
Én đồng Thành Trung (chủ nhóm Từ Thiện Thật) cùng các tình nguyện viên đã có chuyến đi đầy ý nghĩa về khúc ruột miền Trung để tặng lợn giống, gà giống cho người dân vùng rốn lũ. 53 hộ gia đình thuộc các xã Hương Đô, Lộc Yên, Phúc Đồng, Hòa Hải và hai khu Trường Sơn, Hà Linh vui mừng khi nhận được con giống, gạo, sữa, thực phẩm, do nhóm Từ Thiện Thật tại Hà Nội trao tặng. Trước khi đến với người dân ở những vùng chịu ảnh hưởng từ bão lũ, nhóm bạn trẻ Hà thành này đã tìm hiểu hoàn cảnh từng hộ.
Trưởng nhóm Nguyễn Thành Trung tự đi xe máy chở lợn đến tặng các gia đình. Theo Thành Trung, chuyến từ thiện này nhóm quyên góp được hàng chục triệu đồng tiền mặt từ học sinh các trường ở Hà Nội, du học sinh ở nước ngoài cùng Việt kiều; 750 kg gạo cùng 8.000 hộp sữa. Thành Trung cũng chính là thiếu gia Hà thành thường xuyên đi xin gạo để phát cho người nghèo.
Én đồng Thành Trung (chủ nhóm Từ Thiện Thật) cùng các tình nguyện viên đã có chuyến đi đầy ý nghĩa về khúc ruột miền Trung để tặng lợn giống, gà giống cho người dân vùng rốn lũ. Thiếu gia Hà thành cho hay, gà và lợn giống trước khi tặng cho người dân đều đã được kiểm dịch.
53 hộ gia đình thuộc các xã Hương Đô, Lộc Yên, Phúc Đồng, Hòa Hải và hai khu Trường Sơn, Hà Linh vui mừng khi nhận được con giống, gạo, sữa, thực phẩm, do nhóm Từ Thiện Thật tại Hà Nội trao tặng. Trước khi đến với người dân ở những vùng chịu ảnh hưởng từ bão lũ, nhóm bạn trẻ Hà thành này đã tìm hiểu hoàn cảnh từng hộ.
Trưởng nhóm Nguyễn Thành Trung tự đi xe máy chở lợn đến tặng các gia đình. Theo Thành Trung, chuyến từ thiện này nhóm quyên góp được 43 triệu đồng tiền mặt từ học sinh các trường ở Hà Nội, du học sinh ở nước ngoài cùng Việt kiều; 750 kg gạo cùng 8.000 hộp sữa. Thành Trung cũng chính là thiếu gia Hà thành thường xuyên đi xin gạo để phát cho người nghèo.
Trong khó khăn, đồng bào cả nước đều nắm tay giúp sức để “khúc ruột miền Trung” sớm vượt qua “đại hồng thủy. Người dân, đất nước Việt Nam luôn sáng ngời vẻ đẹp nhân văn, tinh thần đoàn kết dân tộc, lối sống nhân đạo nghĩa tình. Chắc chắn rằng, sau cơn mưa trời sẽ sáng.