Ấn tượng của tín dụng chính sách ở Kiên Giang

(PLO) - Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tính đến hết tháng 6/2018 đạt 2.955 tỷ đồng với 155.403 hộ còn dư nợ, đa số hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã được thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi, hiện có 21.790 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số đang còn dư nợ. 
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang

Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển và ngày càng ổn định, nguồn vốn ưu đãi cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách ngày càng tăng, chất lượng tín dụng dần được nâng cao, phần nào ngăn chặn cho vay nặng lãi ở nông thôn, tạo động lực cho hộ vay phát triển kinh tế,  vươn lên thoát nghèo góp phần ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương. 

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi gia đình anh Huỳnh Văn Thông ở ấp Xoa Ảo, xã Thịnh Yên, thị xã Hà Tiên có điều kiện cải tạo hàng ngàn m2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi năm nuôi 2 vụ, thu lãi khoảng hai trăm triệu đồng. Ngoài ra, anh còn đầu tư cải tạo vườn đồi trồng 1.500 trụ tiêu
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi gia đình anh Huỳnh Văn Thông ở ấp Xoa Ảo, xã Thịnh Yên, thị xã Hà Tiên có điều kiện cải tạo hàng ngàn m2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi năm nuôi 2 vụ, thu lãi khoảng hai trăm triệu đồng. Ngoài ra, anh còn đầu tư cải tạo vườn đồi trồng 1.500 trụ tiêu
Gia đình anh Lâm Văn Suổl (dân tộc Hoa, ở xã Thịnh Yên, thị xã Hà Tiên) vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư nuôi ngao với chiều dài 300m ven biển, mỗi năm thu hàng chục tấn
Gia đình anh Lâm Văn Suổl (dân tộc Hoa,  ở xã Thịnh Yên, thị xã Hà Tiên) vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư nuôi ngao với chiều dài 300m ven biển, mỗi năm thu hàng chục tấn
Từ hộ nghèo khó, được vay vốn ưu đãi, gia đình anh Danh Nhượng (dân tộc Khmer, ở thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, Kiên Giang) trước đây phải đi lang thang thuê đất ruộng canh tác, được mẹ cho 1 công đất. Sau khi được NHCSXH cho vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, nhờ chịu khó làm ăn, gia đình anh đã thoát nghèo, hai con học cao đẳng ra trường có việc làm. Gia đình kiên trì với việc trồng màu, cải tạo ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột, mướp đắng và chế biến củ quả muối... cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện gia đình có nhà ở khép kín khang trang, mua sắm được vật dụng có giá trị, không những thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên là gia đình khá giả trong khu phố
Từ hộ nghèo khó, được vay vốn ưu đãi, gia đình anh Danh Nhượng (dân tộc Khmer,  ở thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, Kiên Giang) trước đây phải đi lang thang thuê đất ruộng canh tác, được mẹ cho 1 công đất. Sau khi được NHCSXH cho vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, nhờ chịu khó làm ăn, gia đình anh đã thoát nghèo, hai con học cao đẳng ra trường có việc làm. Gia đình kiên trì với việc trồng màu, cải tạo ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột, mướp đắng và chế biến củ quả muối... cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện gia đình có nhà ở khép kín khang trang, mua sắm được vật dụng có giá trị, không những thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên là gia đình khá giả trong khu phố

Đọc thêm