Bán đất khi địa chỉ thường trú khác với thông tin ghi trên sổ đỏ, tôi phải làm sao để chứng minh?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn chục năm trước, tôi mua một thửa đất khi vừa từ quê lên Hà Nội nên địa chỉ thường trú của tôi ghi trong sổ đỏ vẫn ghi ở tỉnh Hưng Yên. Sau đó tôi đã làm thủ tục chuyển hộ khẩu thường trú lên Hà Nội, nhưng nơi có hộ khẩu cũng không phải ở địa chỉ có thửa đất.
Bán đất khi địa chỉ thường trú khác với thông tin ghi trên sổ đỏ, tôi phải làm sao để chứng minh?

Nay tôi làm thủ tục bán thửa đất này. Xin hỏi địa chỉ thường trú hiện tại của tôi và địa chỉ ghi trong sổ đỏ có khác nhau, liệu cơ quan chức năng có cơ dữ liệu để thẩm định, xác minh được tôi chính là chủ sở hữu thửa đất này? Trong trường hợp cơ quan chức năng không “check” được thông tin, tôi phải làm thế nào để chứng minh? (Anh Phong Anh, Hà Nội)

Tư vấn của Luật sư:

Tình huống anh hỏi xảy ra khá phổ biến, nhất là ở những thành phố lớn nơi có nhiều người dân ngoại tỉnh đến nhập cư. Vấn đề anh hỏi, anh có thể tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư tại link này:

Có phải thay đổi thông tin khi địa chỉ thường trú thay đổi, khác với địa chỉ ghi trên sổ đỏ?

Như vậy, khi thay đổi địa chỉ thường trú, anh có thể hoặc không làm thủ tục thay đổi thông tin địa chỉ ghi trên sổ đỏ. Tuy nhiên, nếu không thay đổi thông tin thì đương sự sẽ gặp vấn đề vướng mắc là khi tiến hành các giao dịch tặng cho, mua bán, chuyển nhượng thửa đất có ghi thông tin theo địa chỉ thường trú cũ, liệu cơ quan chức năng có cơ dữ liệu để thẩm định, xác minh giúp đương sự hay không? Trong trường hợp cơ quan chức năng không “check” được thông tin, đương sự phải làm thế nào để tự chứng minh?

Địa chỉ thường trú khác với địa chỉ ghi trên sổ đỏ, muốn bán đất tôi phải làm sao để chứng minh?

-Do pháp luật quy định không quy định bắt buộc phải sửa thông tin trên sổ đỏ khi thay đổi địa chỉ thường trú nên giờ muốn bán đất mà địa chỉ không "khớp", anh có thể lựa chọn một trong hai cách: Làm thủ tục thay đổi thông tin trên sổ đỏ đúng với địa chỉ thường trú hiện nay rồi mới làm thủ tục bán; hoặc đồng thời khi làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng, anh kèm theo các giấy tờ chứng minh chính chủ có địa chỉ ghi trên sổ đỏ là người có hộ khẩu thường trú như trong bản hộ khẩu mới nộp kèm theo hồ sơ chuyển nhượng.

Thực tế hiện nay, những trường hợp địa chỉ thường trú đã thay đổi khác với thông tin ghi trên sổ đỏ, cơ quan chức năng (Văn phòng đăng ký đất đai) không có trách nhiệm phải chứng minh mà trách nhiệm chứng minh là thuộc về đương sự.

Thực tế, khi nhập hộ khẩu từ Hưng Yên lên Hà Nội, trong sổ hộ khẩu của anh có dòng ghi: “Địa chỉ thường trú trước khi chuyển đến” chính là địa chỉ ở tỉnh Hưng Yên, như địa chỉ cũ đã ghi trong sổ đỏ. Vậy anh chỉ cần xuất trình bản photo cuốn sổ hộ khẩu này kèm trong hồ sơ chuyển nhượng đất là hợp lệ.

Vậy trường hợp công dân chuyển hộ khẩu nhiều lần khiến “Địa chỉ trước khi chuyển đến” trong sổ hộ khẩu không thể hiện địa chỉ thường trú như ghi trong sổ đỏ thì giải quyết thế nào? Trường hợp này anh có thể xuất trình sổ hộ khẩu đầu tiên khi chuyển đến, nếu không còn bản sao hộ khẩu cũ thể hiện điều này, công dân đến cơ quan công an nơi ban đầu chuyển hộ khẩu gửi đơn xin xác nhận để được giải quyết.

Hồ sơ làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất gồm các giấy tờ sau:

-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất mà cha mẹ chồng tặng cho chị.

- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa hai bên đã được công chứng

- Các chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

-Bản sao căn cước công dân, sổ hộ khẩu của hai bên.

Hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất được nộp tại bộ phận một cửa tại UBND cấp huyện nơi có đất hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Sau 2 tuần làm việc, khi công dân đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, phí theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (sang tên sổ đỏ).

Đọc thêm