Bảo Đại ngồi ngai vàng nhưng phải xin từng đồng tiêu vặt

Bảo Đại đi Pháp du học từ khi mới lên chín tuổi. Trong thời gian ở Pháp, ông được cựu khâm sứ Trung kỳ Charles giám hộ như một người cha nuôi. Khi về nước, cũng chính người cha nuôi này đứng đằng sau Bảo Đại để “giật dây” ông Vua lai căng thực hiện các cuộc cải cách.  Sự tân tiến không làm đất nước phát triển, thậm chí còn khiến bán thân nhà Vua rơi vào bi kịch chưa từng có trong lịch sử.

[links()]Bảo Đại đi Pháp du học từ khi mới lên chín tuổi. Trong thời gian ở Pháp, ông được cựu khâm sứ Trung kỳ Charles giám hộ như một người cha nuôi. Khi về nước, cũng chính người cha nuôi này đứng đằng sau Bảo Đại để “giật dây” ông Vua lai căng thực hiện các cuộc cải cách.  Sự tân tiến không làm đất nước phát triển, thậm chí còn khiến bán thân nhà Vua rơi vào bi kịch chưa từng có trong lịch sử.

Bảo Đại ngồi kiệu trong lễ đăng quang
Bảo Đại ngồi kiệu trong lễ đăng quang

Khâm sứ quyết định “lương” của Vua

Một trong những kết quả của công cuộc cải cách ấy là Nam Triều mất tất cả các quyền tự chủ ít ỏi còn lại; trong đó có quyền về thu thuế, trả lương.

Có một điều quy định đặc biệt làm phật lòng các quan An Nam, đụng đến truyền thống của họ. Từ nay các khoản thuế đều do nhà nước bảo hộ phân bổ, thu và tự ý sử dụng. Toà Khâm sứ Trung Kỳ sẽ ấn định ngân sách chi tiêu của chính phủ Nam triều và trợ cấp cho triều đình một khoản tiền để trả lương hàng tháng.

Tất cả những người Vua đã gặp từ khi về nước, những người phủ phục trước bệ rồng, những người lính hộ vệ hoàng cung, những nhạc công và vũ nữ nhã nhạc cung đình đều chỉ sống bằng một khoản lương có chữ ký duyệt của một quan chức bảo hộ.

Không có Paris gật đầu chuẩn y thì chẳng làm được gì. Triều đình tự nhiên biến mất! Đại nội hoang vắng. Tất cả đều do Pháp trả lương. Bản thân Bảo Đại cũng vậy. Nhà Vua có một khoản phụ cấp hàng năm tính vào ngân sách của Trung Kỳ mà chính ông cũng không được quyền quyết định phụ cấp ấy là bao nhiêu; và hàng tháng phải có chữ ký duyệt của Toà Khâm sứ mới được lĩnh để chi dùng.

Nhà nước bảo hộ quyết định hết thảy. Kể cả các khoản chi tiêu cá nhân. Bảo Đại vì tính tự trọng danh dự không bao giờ dám trực tiếp khiếu nại điều gì. Ông chỉ hé lộ qua người khác, những nhu cầu của ông, ý muốn của ông.

Kế toán thuộc địa rất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Hồ sơ lưu trữ còn giữ lại dấu tích của các cuộc đấu tranh đó nhiều khi rất khốn khổ. Từ việc đóng sách, làm khung ảnh đến làm một cuốn sưu tập tem thư tại một cửa hiệu nổi tiếng của bà Renoux nào đó ở Hà Nội cũng đều được ghi chép trong sổ sách.

Bảo Đại muốn đóng một tập album thật sang ngoài bìa khảm da, bên trong lụa vàng để lưu giữ các huy hiệu của ông. Giá cuốn album là 250 đồng bạc, một món tiền khiêm tốn thế mà cũng phải làm tới ba tờ hoá đơn có chữ ký của viên chức nhà nước bảo hộ cùng trao đổi với giám đốc tài vụ, cuối cùng mới được duyệt chi, tính vào mục 20 khoản 2 của tổng ngân sách ghi rõ mục “quà tặng ngoại giao”.

Tự tiện mua khuy bấm cũng sẽ bị “mất chức”

Luật pháp của chính phủ bảo hộ Pháp quả là cứng rắn ngặt nghèo, không được tự do ra báo, không được tự do phát ngôn, không được tự do hội họp, kể cả đi lại cũng không được tự do. Một viên cảnh sát quèn ở Paris được cử sang Đông Dương lĩnh lương ngang với tuần phủ, tổng đốc.

Việc đi lại giao du với các cận thần trong triều cũng không được tự do thoải mái. Nhà vua trẻ héo hắt dần, tự giam mình trong tư thất, chỉ còn chăm chỉ giao du với ông bà Charles, người được chính phủ giao trông nom ông từ lúc nhỏ đến tuổi lớn, trước khi trở về nước bà Charles từ nay được vua gọi là "mẹ".

Hai ông bà kéo dài cuộc lưu trú bên cạnh nhà Vua trong hoàng cung, sống thoải mái trong tư dinh Điện Kiến Trung gây nên tâm trạng đa nghi tức tối của đám cận thần vì chính bà con anh em gần gũi của Vua cũng đều phải ở trong các dinh cũ riêng ngoài hoàng cung và đối xử như những bà con nghèo. .

Daniel Grandcléme cho biết, tư liệu để lại đều được giữ kín, chỉ để lộ ra vài dòng ngắn ngủi: "Nhà Vua cam kết tôn trọng các thoả ước ngoại giao hiện hành với nước Pháp. Nếu ông ta không tôn trọng các điều khoản đã ký tức là bị coi như từ bỏ vương quyền". Nói một cách khác nếu vua không đồng ý với Toàn quyền dù là trong phạm vi điều hành việc nước cho đến mua bộ khuy bấm cổ tay áo sơ mi, thì ông sẽ bị coi như chấm dứt vai trò Thiên tử...

Toàn quyền Pierre Pasquier hết lời khen tụng vị Vua trẻ tuổi. Ông viết cho Bộ trưởng Thuộc địa ở Paris: "Tôi rất có ấn tượng mạnh về tính nghiêm túc trong ý nghĩ và sự trưởng thành trong cách suy xét mọi việc của Vua Bảo Đại. Tôi vừa kết thúc trò chuyện với ông, khiến tôi có ấn tượng rất tốt đẹp".

Đỗ Mậu cay đắng phân tích: “Trong thời gian làm Vua, Bảo Đại chỉ còn biết săn bắn và thể thao, thường sống ở đồn điền Quảng Trị, ở Bạch Mã, Đà Lạt hơn là giam mình trong bốn bức tường thành nội cung với cỏ mọc rêu phong.

Công việc của ông chỉ là công việc tế lễ, như lễ ở Nam Giao, cúng kỵ các tiên vương, ban phát sắc bằng huy chương cho hàng quan lại, còn mọi việc cai trị ông giữ thế mắt đui tai điếc. Thần dân chỉ biết ông Bảo Đại là một vị Vua bù nhìn mà có ai hiểu nỗi tâm sự thầm kín của ông đâu.

Vừa không đủ khả năng và điều kiện nhân tâm cũng như điều kiện hoạt động để phát khởi một cuộc đấu tranh, vừa phải khôn khéo hóa giải những áp lực chính trị có thể làm sụp đổ vĩnh viễn triều đại nhà Nguyễn, Bảo Đại chỉ còn hai chọn lựa: Hoặc làm một vị Vua tay sai mang tội với lịch sử, hoặc làm một vị Vua bù nhìn bất lực cho hậu thế chê cười”.

Thật vậy, với ông Vua bù nhìn, ngay việc cưới vợ cho mình cũng thật hết sức gian nan. Xa lộ Pháp luật (phát hành thứ 4, thứ 7 hàng tuần) sẽ thông tin chi tiết về hành trình cưới vợ vất vả của Bảo Đại trong các số báo tới.

Theo Xa lộ pháp luật

Đọc thêm