Có nhiều chất dinh dưỡng nhất là có hàm lượng vitamin C cao. Có nhiều giống su hào: su hào trứng, su hào nhỏ dọc, su hào trâu, su hào bánh xe. Nên chọn su hào bánh xe, củ to, vỏ mỏng, ít xơ, chọn loại dọc to, còn phấn. Su hào dùng để xào nấu, dầm dấm, sấy khô…
Mùi vị
- Su hào chất lượng sẽ có vị giòn ngon , đậm rất đặc trưng, nước luộc trong vắt và không đóng váng bên trên vì su hào ít tiết ra nước.
- Su hào kém chất lượng do có tẩm hóa chất nên khi chế biến sẽ không có mùi thơm, nhiều xơ, ăn rất nhạt và mềm, tiết nhiều nước có màu đục trắng sủi bọt, để nguội thì nước luộc sẽ đen lại, có váng đọng bên trên.
Kích thước và hình dáng bên ngoài
- Lựa chọn su hào ngon là su hào có kích thước vừa phải, khi cầm trên tay có độ nặng và chắc tay.
- Nên chọn những củ còn nguyên vẹn, hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên, màu xanh nhạt tươi, không bị mềm, không bị sâu, dập nát hoặc hình dáng củ bất thường. Cẩn thận với các loại củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bỏng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.
- Để bảo quản su hào, hãy cắt bỏ lá và không rửa nước, cất trong túi nhựa cho vào tủ lạnh để ăn trong vòng một tuần lễ.
Dựa vào cuống
- Su hào tươi thì phần cuống nhất định sẽ có màu xanh mướt và vẫn dính chặt vào củ. Còn nếu thấy củ không có cuống, lá hoặc lá màu vàng úa thì bạn không nên mua vì có thể là su hào không tươi, hay đó có thể là su hào của Trung Quốc.
Lưu ý khác
- Bạn không nên chọn mua loại su hào đã gọt sẵn, vì đa số đều được ngâm nước có pha hóa chất để su hào giữ được độ tươi ngon và nhìn bắt mắt hơn. Bên cạnh đó, củ ngâm cũng bị mất đi các vitamin sạch vốn có, khiến chúng không còn nhiều giá trị dinh dưỡng.
- Su hào tươi sạch, nguyên cuống thường chỉ bảo quản được vài ngày nếu cất tủ lạnh. Còn với su hào kém chất lượng dù để bên ngoài hơn 1 tuần nhưng vẫn không bị hư, thối
- Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.
- Khi làm nước ép su hào, hãy rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ phù hợp với máy ép, không cần gọt vỏ. Bạn có thể kết hợp su hào với các loại trái cây khác làm thành thức uống bổ dưỡng.