Bộ đội Biên phòng Nghệ An đưa luật đến người dân

Công tác GDPBPL đối với đồng bào các xã vùng biên giới là một hoạt động hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) được Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đồn biên phòng phụ trách đã gặt hái được nhiều thành công.

Công tác GDPBPL đối với đồng bào các xã vùng biên giới là một hoạt động hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) được Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đồn biên phòng phụ trách đã gặt hái được nhiều thành công.

Học sinh lắng nghe kiến thức pháp luật về quốc gia biên giới tại buổi học ngoại khóa
Học sinh lắng nghe kiến thức pháp luật về quốc gia biên giới tại buổi học ngoại khóa

Đưa luật đến với đồng bào

Nghệ An có 419 km đường biên giới đất liền tiếp giáp 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, và Pôly Khămxay của nước bạn Lào. Khu vực biên giới có 27 xã/318 thôn bản trong đó có 83 thôn bản giáp biên thuộc 6 huyện biên giới. Hầu hết các xã biên giới đều thuộc xã đặc biệt khó khăn, số hộ đói hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ cao, nhận thức quốc giới, quốc gia và ý thức chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế, một số hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ…

Tại xã Mỹ Lý, nơi có Đồn Biên phòng 527 đóng, công tác vận động TTPBGDPL được người dân hưởng ứng khá tốt. Trung tá Hà Đình Tín – Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lý cho biết: “Bộ đội biên phòng phối hợp với các ban ngành đoàn thể cùng địa phương mỗi quý tiến hành 1 lần xuống đến các bản để làm công tác TTPBGDPL đến với bà con. Toàn xã có 4423 khẩu/823 hộ dân, dân cư sống thưa thớt nên việc tập trung để tuyên truyền cũng gặp khó khăn. Ngoài ra, người dân trình độ dân trí thấp, có 82% hộ nghèo nên cũng gây khó khăn cho việc TT PBGDPL đến người dân”.

Với nhiều tập tục đi làm nương rẫy sớm đến tối mịt mới về nên việc tập trung được người dân lại là điều hết sức vất vả. Các chiến sỹ bộ đội biên đã phải nỗ lực đến với từng hộ gia đình để vận động.

Ông Moong Văn Bảy – Bí thư chi bộ bản Huổi Bắc cho biết: “Cả bản 100% người Khơ Mú, người dân không có học thức cao nên việc tuyên truyền đến với người dân cũng khá khăn. Nhờ có bộ đội biên phòng chung sức giúp dân làm nhà, giúp dân làm rẫy, giúp dân chữa bệnh nên vận động người dân cũng được người dân đồng lòng”.

Đưa PBGDPL vào trường học

Quyết định 769/QĐ-UBND.NC của UBND tỉnh Nghệ An ngày 5/3/2007, giao cho Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với ngành giáo dục xây dựng chương trình ngoại khóa học PBGDPL về biên giới Quốc gia trong các trường THCS, THPT trên tuyến biên giới miền Tây Nghệ An.

Tiểu khu 50 và các đồn biên phòng đã chủ động phối hợp với các phòng Giáo dục đào tạo các huyện biên giới, các trường THCS và THPT trên địa bàn xây dựng kế hoạch đưa nội dung PBGDPL về biên giới vào chương trình học ngoại khóa. Phù hợp với điều kiện, thời gian của từng năm học.

Kết quả sau 5 năm thực hiện thì  trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã tổ chức 316 lớp/ 10086 học sinh, trong đó tổ chức được 2.944 buổi học lý thuyết, 232 buổi học thực hành, đạt 97% so với thời gian quy định theo kế hoạch; qua kiểm tra nhận thức, viết bài thu hoạch có 100% học sinh đạt yêu cầu, trong đó 61,9% học sinh đạt khá giỏi.

Đối với xã Nậm Tuýp, địa phương có biên giới sát với đất bạn Lào, cách Lào một ngọn núi nên công tác TTPBGDPL là điều hết sức cần thiết. Ông hiệu trưởng Trường THCS Nậm Típ cho biết: “Bộ đội biên phòng phối hợp với trường đưa chương trình ngoại khóa, TT GDPL cho các em học sinh về biên giới, quốc gia biển đảo thay đổi nhận thức cho các em ngay trên ghế nhà trường”.

Ngoài ra, các chiến sỹ Đồn Biên phòng Mường Típ thường xuyên có mặt cùng nhân dân để hướng dẫn người dân làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo nên việc tuyên truyền cũng có nhiều thành công. Với đặc điểm là nơi quần tụ và sinh sống của đồng bào người Mông và Khơ Mú và người Thái nên các đặc điểm văn hóa cũng có nhiều điểm khác nhau. Do vậy, để làm tốt công tác TTGDPBPL đến với đồng bào đòi hỏi các chiến sỹ phải hết sức khéo léo và mềm dẻo.

Trong đó, việc sống, sinh hoạt với người dân để hiểu được tập tục văn hóa người dân là điều cần thiết đối với các cán bộ chiến sỹ.

Ngô Toàn

Đọc thêm