Ngày 21/4, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã ký ban hành công văn số 1411/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế về việc thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nhằm giải quyết hiện tượng cá chết hàng loạt.
Công văn nêu rõ: Liên tục trong các ngày qua, trên phạm vi các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sống và sinh kế của người dân. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương phối hợp với các địa phương triển khai đoàn công tác để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp xử lý.
Để đảm bảo vấn đề an toàn đối với sức khỏe người dân liên quan đến việc cá chết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện một số biện pháp trước mắt sau đây:
Thứ nhất, thông báo, tuyên truyền để người dân biết, không sử dụng cá chết để chế biến thực phẩm, làm thức ăn chăn nuôi;
Thứ hai, triển khai các biện pháp quản lý, kiểm soát, xử lý đúng quy cách, không để xảy ra tình trạng đưa cá chết ra tiêu thụ, buôn bán làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và gây ô nhiễm môi trường;
Thứ ba, tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi, nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời các diễn biến mới về Bộ TN&MT để có biện pháp xử lý.
Cùng ngày 21/4, Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã đến Quảng Bình để khảo sát thực tế tại một số bãi biển về thực trạng cá chết trôi dạt vào bờ trong thời gian qua. Qua khảo sát, đoàn kiểm tra đã ghi nhận vẫn còn hiện tượng cá chết trôi dạt rất nhiều tại các bãi biển. Theo ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, để có kết luận cuối cùng về việc xác định nguyên nhân cá chết thì cần phải qua nhiều phương pháp đánh giá phân tích nhận dạng. Đồng thời cần phải có ý kiến tổng hợp của các địa phương, thực tiễn và người dân, rồi từ đó các nhà khoa học phân tích, đánh giá để đưa ra kết luận.
|
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp khẩn với các đơn vị chức năng. |
Trước đó, ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp khẩn với các đơn vị chức năng của Bộ TN&MT để gấp rút làm rõ việc có hay không nguyên nhân gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng hiện tượng cá chết hàng loạt có nhiều nguyên nhân trong đó không loại trừ nguyên nhân cá chết là do môi trường bị ô nhiễm. “
Trách nhiệm của Bộ TN&MT là phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung trong những ngày vừa qua. Phải làm rõ việc có hay không cá chết là do ô nhiễm môi trường…”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ đạo Tổng cục Môi trường chủ trì phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân sự việc theo nguyên tắc “tìm kiếm vết dầu loang”. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng cần nhanh chóng nắm rõ tình hình về phạm vi, bán kính, quy mô, của hiện tượng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục…
“Đây là vấn đề dự luận hết sức quan tâm. Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân sẽ trực tiếp chỉ đạo việc này. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông tin kịp thời với các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiễu rõ, hiểu đúng sự việc. Thiệt hại của việc cá chết là khá lớn nhưng chúng ta với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cũng cần điều tra kỹ càng, thận trọng, chính xác và tránh phát ngôn khi chưa có kết luận để không làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang hoạt động ở khu vực ven biển này…”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ đạo.
Cùng ngày 21/4, Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã đến Quảng Bình để khảo sát thực tế tại một số bãi biển về thực trạng cá chết trôi dạt vào bờ trong thời gian qua. Qua khảo sát, đoàn kiểm tra đã ghi nhận vẫn còn hiện tượng cá chết trôi dạt rất nhiều tại các bãi biển. Theo ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, để có kết luận cuối cùng về việc xác định nguyên nhân cá chết thì cần phải qua nhiều phương pháp đánh giá phân tích nhận dạng. Đồng thời cần phải có ý kiến tổng hợp của các địa phương, thực tiễn và người dân, rồi từ đó các nhà khoa học phân tích, đánh giá để đưa ra kết luận.