Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo giải thích việc “chỉ đạo báo chí”

Sáng qua (21/5), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận đã trao đổi với báo chí về Văn bản số 2998 gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013. Văn bản này nêu rõ “Chủ tịch tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi cho đăng tải các thông tin nhạy cảm như lộ đề thi, tiêu cực trong kỳ thi...”

Sáng qua (21/5), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận đã trao đổi với báo chí về Văn bản số 2998 gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013. Văn bản này nêu rõ “Chủ tịch tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi cho đăng tải các thông tin nhạy cảm như lộ đề thi, tiêu cực trong kỳ thi...”

* Có phải Bộ muốn kiểm soát thông tin tiêu cực về thi cử bằng Văn bản số 2998, thưa Bộ trưởng?

Tôi khẳng định, cho đến thời điểm này tất cả các tiêu cực phát hiện được đều từ báo chí nên không có lý gì không phối hợp với báo chí. Tinh thần của Bộ trong Văn bản 2998 là đề nghị các địa phương trao đổi để việc phối hợp cung cấp thông tin có hiệu quả, chứ Bộ không giới hạn chuyện đưa tin.

Bộ
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận

* Vậy Bộ đề nghị các Chỉ tịch tỉnh “chỉ đạo các cơ quan truyền thông” là “chỉ đạo” những nội dung gì?

Đó là để trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tin cho chính xác. Nghĩa là phải cân nhắc, thẩm tra thông tin rồi mới đăng. Nếu chỗ nào nhận được thông tin từ các cơ quan báo chí mà ỉm đi, không xử lý thì đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục đăng tải thông tin và về phía Bộ sẽ không bao che. Quan điểm của tôi là cần làm thận trọng và có trách nhiệm để đảm bảo môi trường thi cho các thí sinh.

* Nhưng nếu cần phải thẩm định kỹ như yêu cầu của Bộ thì việc phản ánh tiêu cực có thể sẽ không kịp thời, thưa Bộ trưởng?

Quan điểm của tôi là các cơ quan báo chí không nên vội vàng trong việc xử lý thông tin vì khi đã có chứng cứ rồi thì một ngày sau, hai ngày sau không mất đi.

Còn nếu đưa ngay lên những thông tin gây sốc sau này không đúng thì sẽ không có lợi cho các cháu trong kỳ thi, nhất là trong thời điểm các học sinh đang làm bài, nếu tiếp nhận được những thông tin liên quan đến tiêu cực trong thi cử dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Thực tế đã cho thấy có những thông tin bảo lộ đề thi nhưng cuối cùng thẩm tra không phải.

* Trong kỳ thi năm nay, Bộ GD&ĐT hủy bỏ quy định cấm thí sinh mang các vật dụng gắn linh kiện điện, điện tử vào phòng thi. Theo Bộ trưởng, giải pháp này sẽ tác động thế nào vào việc phòng chống gian lận trong thi cử?

Học sinh cũng là một chủ thể của quá trình dạy – học nên cũng có thể phát hiện đấu tranh chống tiêu cực, không có lý gì mình không sử dụng lực lượng ấy. Qua đó thầy cô giáo cũng cảm thấy như có một “camera giám sát vô hình” và phải nghiêm chỉnh trong khi thực thi công vụ chứ không chỉ trong việc giám sát các thí sinh.

* Theo Bộ trưởng, đó đã giải pháp “triệt để” đối với tình tiêu cực trong thi cử hay chưa?

Có câu “vỏ quýt dày, móng tay nhọn”, việc chúng đưa ra những biện pháp đấu tranh thì những kẻ tiêu cực lại có những thủ đoạn khác để đối phó. Vì vậy phải kiên trì, tiến hành từng bước, từng bước một, chứ không có phương thuốc nào chữa hết tiêu cực ngay được.

Bộ đưa ra các giải pháp và sẽ theo dõi tình hình thực tế, nếu phù hợp thì Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh, còn nếu chưa phù hợp thì sẽ tiếp tục điều chỉnh bổ sung./.

H.G (ghi)

Đọc thêm