Theo sử sách để lại, Chùa Hoằng Phúc (thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) khởi thủy là am Tri Kiến, được hình thành cùng với quá trình lập đất của người Việt cổ tại địa danh Tri Kiến. Với lịch sử hơn 700 năm, là một trong những danh lam cổ xưa nhất tại Quảng Bình và là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phúc đức cho dân, lúc đó chùa Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến.
Chùa Hoằng Phúc cũng là nơi dừng chân, hội tụ của nhiều bậc chân nhân, vua chúa như: Phật hoàng Trần Nhân Tông, chúa tiên Nguyễn Hoàng, Chúa Nguyễn Phúc Chu, Vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, Tự Đức… Chùa được sắc phong và đổi tên là Hoằng Phúc từ năm 1826 thời vua Minh Mạng.
Đại diện nhà tài trợ trao chìa khóa tượng trưng ngôi chùa cho đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam |
Trong lịch sử hiện đại, Chùa Hoằng Phúc là địa chỉ Đỏ, nơi hoạt động của chi bộ Đảng đầu tiên trên đất Quảng Bình (năm 1931), nơi ban ra chỉ thị khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; là hậu cứ của các đoàn quân giải phóng… góp phần vào chiến thắng cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975, thống nhất đất nước.
Qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, chùa đã bị bom đạn đánh phá hư hỏng. Vào tháng 11/2014, chùa Hoằng Phúc bắt đầu được khởi công phục dựng, tôn tạo theo hướng chính và giữ nguyên trạng chùa cũ, theo lối chùa cổ thời nhà Trần, gồm tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa với tổng mức đầu tư trên 55,5 tỉ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa, trong đó nhà tài trợ chính là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đến nay, các hạng mục chính của công trình đã hoàn thành và chính thức khánh hạ.
Đại diện Bộ VHTTDL trao Bằng công nhận Di tích cấp Quốc gia cho đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam |
Việc chùa Hoằng Phúc được phục dựng và khánh hạ đã thỏa mãn niềm mong ước của hàng vạn phật tử tại địa phương và cả nước. Ngôi chùa được được phục dựng trở thành một điểm tham quan du lịch, văn hòa và lịch sử trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với những giá trị to lớn đó, ngày 9/12, Chùa Hoằng Phúc đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Trước đó, ngày 15/1, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nghênh rước Ngọc xá lợi Đức Phật từ Giáo hội Phật giáo Myanmar về an vị tại chùa Hoằng Phúc để đồng bào, tăng ni phật tử chiêm bái và thờ phụng. Đây là Ngọc xá lợi xương của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni được rước từ Chùa Shwedagon (Chùa Vàng) ở TP.Yangon – là ngôi chùa lớn và linh thiêng nhất Myanmar.
Đại diện Giáo hội Phật giáo Myanmar đã tiến hành trao xá lợi cho đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam |
Sáng ngày 16/1, tại buổi lễ, đại diện Bộ VHTTDL đã tiến hành Trao bằng di tích lịch sử cấp Quốc gia cho chùa Hoằng Phúc, đồng thời đại diện Giáo hội Phật giáo Myanmar đã tiến hành trao xá lợi cho đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam để tiến hành thờ phụng trong chùa Hoằng Phúc.
Trong buổi lễ, đại diện nhà đầu tư đã trao nhiều phần quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn trong địa phương, nhiều phần quà cho bà con nghèo đón Tết cổ truyền Nguyên đán.
Kết thúc buổi lễ, Chư tôn đức Tăng Ni, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng lãnh đạo các bộ ban, ngành Trung ương và địa phương cắt lễ khánh thành chùa Hoằng Hóa, dâng hương cầu nguyện Quốc thái dân an.
Một số hình ảnh tại buổi lễ khánh hạ chùa Hoằng Phúc:
Chùa Hoằng Phúc với bề dày lịch sử hơn 700 năm |
Đông đảo các đại biểu và nhân dân tham dự buổi lễ |
Bộ Trưởng Hà Hùng Cường cùng các đại biểu tham dự buổi lễ |
Nhà tài trợ trao nhiều phần quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn |
Các sư thầy Cung nghinh xá lợi vào chùa |
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiến hành cắt băng khánh thành chùa Hoằng Phúc |
Hằng trăm người dân địa phương và du khách thập phương vui mừng đến tham dự lễ khánh thành chùa Hoằng Phúc |