Bồi thường và hỗ trợ tái định cư, vấn đề cần quan tâm khi sửa luật

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều ngày 7/10, tại Cần Thơ, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo “Lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi Luật Đất đai”. Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư là vấn đề cần quan tâm khi sửa luật.

Theo ông Tống Văn Nhịn, Phó Chủ tịch Uỷ Ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ, mặc dù Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã xác định đúng nguyên nhân trọng tâm về những bất cập trong công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Tuy nhiên “Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai” hiện nay vẫn chưa thể hiện trọn vẹn được những vấn đề này.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Do đó, khi sửa luật cần phải quy định rõ ràng, cụ thể về vấn đề thu hồi, bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Qua đó, khi triển khai thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân ổn định đời sống và sản xuất; bảo đảm an dân trước khi thu hồi đất đúng với nguyên tắc “người có đất thu hồi sau khi sống ở khu tái định cư phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.

Về vấn đề trên, bà Nguyễn Phương Thuỷ, Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP Cần Thơ, cho biết: “Đối với các dự án tái định cư cần phải đảm bảo điều kiện sinh sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ của người bị thu hồi đất.Nhưng hiện nay đang tồn tại thực trạng chưa đảm bảo sự hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người th hưởng trong việc thực hiện chính sách bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Do đó, tôi cho rằng, Dự thảo cần phải quy định rõ ràng đối với vấn đề trên để đảm bảo quyền lợi của người bị ảnh hưởng và người bị thu hồi đất”.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Theo đó, khi đi sâu vào phân tích các điều luật trong “Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai”, TS. Châu Hoàng Thân, Giảng viên Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ cho biết, Điều 93 của Dự thảo chưa quy định thủ tục để cụ thể hóa nội dung phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trước khi có quyết định thu hồi đất.

Vì vậy, để thực hiện được nội dung này, Dự thảo cần bổ sung quy định lập, phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Đồng thời, tại khoản 6 Điều 93 của Dự thảo chỉ quy định không chung về nguyên tắc thu hồi đất ở. Do đó, đối với trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư cần bổ sung quy định cụ thể về các mốc thời gian và phải tuân thủ nguyên tắc “mốc liền mốc”, để bảo đảm tính minh bạch và chặt chẽ.

Theo ông Tống Văn Nhịn, Phó Chủ tịch Uỷ Ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ, “Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai” cần phải quy định rõ ràng, cụ thể về vấn đề thu hồi, bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Để khi triển khai thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân ổn định đời sống và sản xuất.

Theo ông Tống Văn Nhịn, Phó Chủ tịch Uỷ Ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ, “Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai” cần phải quy định rõ ràng, cụ thể về vấn đề thu hồi, bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Để khi triển khai thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân ổn định đời sống và sản xuất.

Tại hội thảo, bên cạnh vấn đề thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh một số vấn đề như: Quy định bỏ khung giá đất để tiếp cận giá thị trường; quy định tách, hợp thửa đất và phân loại đất; cách thức định giá đất chưa được quy định rõ ràng; người dân còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về đất đai; bổ sung quy định về việc đảm bảo quyền lợi của phụ nữ trong pháp luật đất đai; người bị thu hồi đất để xây dựng nghĩa trang sẽ được giải quyết như thế nào; vấn đề đảm bảo quyền lợi của người nông dân khi Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung….

Phát biểu bế mạc, Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho biết, Luật Đất đai năm 2013 là một trong những đạo luật lớn, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, hoạt động và cuộc sống mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thi hành, Luật Đất đai 2013 bộc lộ những hạn chế, bất cập, một số quy định chồng chéo với các văn bản luật khác dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung là điều cần phải thực hiện.

Đọc thêm